11:36 SA
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

CHỒNG NAM VỢ BẮC - NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG

08 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 20127)


Tôi lấy vacation nghỉ ở nhà 3 ngày để dưỡng sức vì bị cảm từ mấy ngàytrước.Ba ngày ở nhà tôi tha hồ ngủ muộn dậy trễ và lên net vui chơi với bạn bè. Cónhóm bạn bè cùng lớp thời trung học là thân nhất, chúng tôi gặp nhau hàng ngày, ngoài thông tin liên hệ tới trường cũ bạn xưa nếu có, hầu hết chúng tôi hỏi thăm nhau, kể chuyện mình, chuyện đời và vui đùa qua lại. Thời buổi thông tin điện tử vừa nhanh vừa tiện lợi.
Sáng hôm nay chúng tôi có đề tài “Kiếp sau tôi sẽ thay chồng, đổi vợkhông?”.
Nhiều bạn hăng hái trả lời sẽ lấy chồng khác, vợ khác để … thay đổi không khí, bạn Nguyễn Trung Trực đã xuất thần làm ngay 2 câu thơ dù cả đời chẳng làm thơ bao giờ:

“Một kiếp đã oải lắm rồi,Lấy thêm kiếp nữa đời tôi còn gì?”
Và một bạn khác cũng đồng tình:
“ Một kiếp đã chán thấy bà,Lấy thêm kiếp nữa chắc là tiêu luôn”
Nhưng vài người quyết chí kiếp sau sẽ lấy lại người phối ngẫu hiện tại của mình. Tôi cũng thế, sẽ lấy lại người chồng Nam Kỳ hiền lành đã dám kết duyên cùng tôi, cô em Bắc Kỳ chanh chua đanh đá.
Ngày xưa, anh Bông quen tôi đúng là duyên kỳ ngộ, không tìm mà gặp.Anh hay đến thăm một người bạn ở cùng xóm tôi, lần nào anh cũng gặp tôi đang ngồi ăn bún riêu xì xụp ở đầu con hẻm.
Nhờ tật ăn hàng thường xuyên ấy mà anh nhớ mặt tôi và tò mò làm quen. Khi đã quen nhau anh chọc quê tôi:
- Xóm này có nhiều con hẻm giống nhau, nhưng nhờ có em ngồi ăn bún riêu nên anh biết chắc mình không lộn.
Tôi đã bẽn lẽn và chọc lại anh:
- Tại em thích ăn bún riêu cua với rau muống chẻ và rau kinh giới, nên thành ghiền luôn.Hôm nào em nghỉ ăn bún riêu cho anh đi lạc sang ngõ hẻm khác cho biết thân…
Quê anh Bông ở Cần Thơ gạo trắng nước trong, ruộng vườn bát ngát, cây trái xum xuê, anh là công tử miệt vườn của xứ Tây Đô. Mẹ tôi không tán thành cho tôi kết duyên với anh, bà thành kiến với trai miền Nam, chỉ thích ăn nhậu, sinh ra đánh vợ đánh con và nhất là tiêu xài hoang phí, không biết phòng xa cho tương lai, lấy nó thì đời con nghèo mạt rệp, hạnh phúc chẳng dài lâu.Thà tôi lấy người miền Trung, xứ khô cằn sỏi đá nhưng sản xuất ra nhiều nhân tài, chịu thương chịu khó làm ăn và căn cơ tằn tiện …cao tay hơn cả dân miền Bắc thì bà yên chí đời tôi ấm no, hay tôi lấy đồng hương miền Bắc thì tốt nhất vì giống nhau mọi thứ, sẽ thông cảm nhau.Nhưng mẹ tôi đâu biết rằng tôi đã “kết” anh Bông rồi, nghe anh tả vườn trái cây nhà anh mà tôi đã mê tơi, chỉ mong được về quê anh trèo hái trái cây và ăn cho thỏa thích, những trái mận, trái xoài ngọt lịm ngon lành, mà dù có chua thì chấm muối ớt cũng ngon luôn.. Còn chuyện tính tình thì tùy từng người, chứ đâu phải trai miền Nam nào cũng hư như mẹ tôi nghĩ. Tôi đã hứa với mẹ:
Mẹ yên tâm, anh ấy là dân Cần Thơ hay bất cứ vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh nào, hay dân miệt vườn Nam Bộ Hốc Môn, Bà Điểm 18 thôn vườn trầu đi chăng nữa mà vào tay con, con sẽ huấn luyện thành Bắc Kỳ nhà mình ngay. Cuối cùng mẹ tôi cũng phải đồng ý, bà lo âu dặn dò:

- Vậy con phải học làm ruộng, làm vườn mà gánh vác giang sơn nhà chồng.

Tôi yêu vườn ruộng nhà anh, tôi yêu anh, dù trước đó những đồng hương Cần Thơ của anh đã lừa đảo tôi hai cú thật đẹp…

Sau năm 1975 có lần mẹ tôi sai tôi đi Cần Thơ thăm một gia đình họ hàng làm ăn ở đó. Khi về tôi có ghé chợ tại bến Ninh Kiều để mua trái cây về Sài Gòn làm qùa. Tôi đã chọn lựa kỹ từng quả xoài, một chục xoài 14 quả, (người miền Nam hào phóng thế đấy, đã gọi là “một chục” đáng lẽ ra là 10 mà thành 14). Bà bán hàng để vào túi giấy ngay trước mắt tôi. Vậy mà bà phù phép sao đó về nhà đếm lại chỉ có 12 quả mà lại có mấy quả xoài hư. Tôi vừa tức giận vừa…kinh ngạc bái phục bà bán hàng xoài sát đất. Hay là bà đã tốt nghiệp nghề ảo thuật trước khi ra chợ bán hàng ?Chưa hết, khi ra bến xe đò về Sài Gòn, thấy phòng bán vé đông nghẹt người,tôi biết sức mình không chen lấn nổi với người ta, đành tìm mua vé chợ đen,thì có một anh lơ xe túm áo tôi mời mọc lên xe với giá cả đắt gấp đôi gía chính thức. Tôi đồng ý miễn là khỏi bon chen và được về sớm, anh hướng dẫn tôi lên xe ngồi xong đòi tôi trả tiền để anh còn chạy đi kiếm thêm những khách khác cho mau đủ chuyến.

Tôi trả tiền và thong thả ngồi ngắm thiên hạ đang lu bu ngoài bến xe mà thương cho họ, thà chịu hy sinh tốn thêm tiền như tôi cho khỏe tấm thân.Khi hành khách đã đầy và xe bắt đầu chạy thì một anh lơ xe khác đến thu tiền từng người. Tôi mới giật mình biết mình đã bị lừa, anh lơ xe lúc nãy là tên lưu manh lường gạt nào đó, anh lơ xe này mới là thật. Thế là tôi lại phải trả tiền xe giá chợ đen thêm một lần nữa.
Mẹ tôi quá lo xa, vì vợ chồng tôi sống ở Sài Gòn, tôi không phải làm ruộng làm vườn, nhưng quản lý một anh chồng Nam Kỳ theo …truyền thống Bắc Kỳ nhà mình, theo đúng ý mình cũng vất vả lắm. Mẹ tôi nói linh quá, anh Bông vừa ăn xài rộng rãi vừa thích nhậu nhẹt lu bù.Mới lấy nhau tôi đã thấy làn ranh Nam Bắc ngay trong nhà mình, trong cách ăn uống, cách suy nghĩ và trong từng lời ăn tiếng nói của hai vợ chồng.Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.Bài học vỡ lòng tôi dậy anh là dẫn anh vào bếp chỉ từng món một:
- Anh ơi, đây là cái “ bát” và cái “thìa”, anh đừng gọi là cái “chén” và cái “muỗng” nữa nhé.
Anh nhanh nhẩu:
- Biết rồi, còn cái “dá” múc canh kia kêu là cái “môi” chứ gì?
Tôi không hài lòng:
- Đấy, sao anh lại nói tiếng Nam “kêu là” phải “gọi là” như tiếng Bắc em chứ.
Em đã nói rồi, hai vợ chồng sống chung cả đời với nhau dưới một mái nhà thì phải cùng một thứ ngôn ngữ cho đồng điệu mà, đơn giản chỉ có thế thôi, chứ em không ghét bỏ gì tiếng miền Nam của anh đâu.
Nhưng dù sao tiếng miền Bắc cũng …dễ thương hơn, thí dụ chiếc thuyền còn được đưa vào thơ vào nhạc, “thuyền tình” chứ ai nói “ghe tình” bao giờ. “Đi về” mà anh nói “Đi dìa” hay “tấm màn cửa” anh nói “tấm màng cửa” là sai lỗi chính tả đấy.
Anh Bông khiêm nhường chịu thua:
- Anh đồng ý là anh và em sẽ xài chung, à quên…sẽ dùng chung tiếng Bắc cho hoà hợp như tình yêu của chúng mình đã hòa hợp, cho dù em có thiên vị tiếng Bắc của em rõ ràng. Ngoài việc dậy tiếng Bắc cho chồng, tôi còn sửa đổi bản tính ăn tiêu phong lưu, rộng rãi như đa số những người miền Nam sinh ra ở nơi chốn vốn được đất trời ưu đãi, ruộng vườn tươi tốt, nhiều sông rạch, nhiều cá nhiều tôm, huống chi anh lại là con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều từ nhỏ. Dần dần công tử Tây Đô của tôi cũng đã dùng quen nhiều từ miền Bắc và ăn được những món Bắc, tôi khỏi phải làm thực đơn phân loại hai miền Bắc Nam như hồi mới lấy nhau nữa.Cái màn “cai rượu” cho anh mới là khó, cũng công phu như hồi… cai sữa hai đứa con. Ban đầu tôi ra chỉ thị:
- Anh chỉ được phép uống rượu bia khi xã giao thôi nhé. Em không thích đàn ông có mùi rượu đâu.
Rồi tôi lườm, tôi nguýt mỗi khi thấy anh uống rượu, nên anh cũng giảm được đôi chút.Để nhắc nhở chồng, tôi dán một tờ giấy với hàng chữ viết to bằng mực đỏ: “ Uống rượu vợ bớt yêu”, nhưng anh vẫn chứng nào tật nấy.Tôi tăng cường thêm một khẩu hiệu khác mạnh mẽ hơn: “Uống rượu sẽ mất vợ”
Lần này anh Bông tức tốc hỏi tôi ngay:
- Em sẽ bỏ anh hả?
- Không bao giờ, em vẫn yêu anh suốt đời. Anh bỏ em thì có, vì nếu anh không nghe em bỏ rượu thì một ngày nào đó anh say xỉn không trúng gió chết bất đắc kỳ tử ở ngoài quán hay lề đường thì cũng sơ gan, ung thư gan mà chết sớm, em sẽ ôm trọn gia tài anh để lại và đi lấy chồng khác ráng chịu.
Thế là anh Bông bớt rượu và bỏ rượu hẳn. Không biết vì anh sợ mất vợ hay sợ mất gia tài?
Từ khi gia đình tôi được bảo lãnh sang định cư ở Mỹ, dòng máu Nam Kỳ xả láng của anh Bông lại ngóc dậy, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.Anh đi shopping trong mall mua quần áo, đồ dùng toàn là đồ hiệu đắt tiền, còn đi làm anh cũng lười không muốn mang giỏ đồ ăn theo, sáng sớm anh ghé tiệm mua điểm tâm cà phê trước khi vào hãng, trưa thì anh chạy xe ra ăn bên ngoài v..v…
Một lần nữa tôi lại phải uốn nắn, sửa đổi cho anh. Tôi ra kế hoạch:
- Anh ơi, mình phải sống tiết kiệm để dành tiền mua nhà.
Anh cằn nhằn:
- Mới xong kế hoạch mua xe bây giờ đến mua nhà…
Tôi kế hoạch tiếp:
- Còn nữa, xong mua nhà tới để dành tiền cho hai con vào đại học.
Anh thảng thốt đến nỗi quên phéng tiếng miền Bắc của vợ, mà xổ nguyên một câu miền Nam quen thuộc:
- Trời đất quỷ thần thiên địa ơi, hết kế hoạch này tới kế hoạch kia, em giống cộng sản Việt Nam y chang hà, lúc nào cũng chỉ tiêu và kế hoạch làm cho dân tình lầm than.Lấy vợ Bắc Kỳ cứ tưởng mãi mãi là cô em Bắc Kỳ dễ thương, ai dè em lo xa, tằn tiện, bóc lột đời anh không ngừng nghỉ.
Đợi anh nguôi ngoai cơn “sốc” tôi “khiếu nại” anh đã dùng tiếng miền Nam, là đi sai đường hướng thuận hòa của hai vợ chồng, và anh đã phải học thuộc câu thảng thốt bằng tiếng miền Bắc là: “Ối giời cao đất dầy ôi” thay vì “ Trời đất quỷ thần thiên địa ơi”.
Anh hứa lần sau nếu đụng chuyện anh sẽ sử dụng câu này.
Đấy, anh chồng Nam Kỳ của tôi hiền lành và dễ bảo như thế, kiếp sau tôi không lấy anh thì cũng phí. Chỉ lo là kiếp sau anh Bông …có chịu lấy tôi nữa hay không mà thôi.Buổi trưa tôi lại vào email của nhóm bạn học, lần này đọc được hai hung tin một lúc.Một người bạn bên Việt Nam mới bị đụng xe chết tốt, và một người bạn ở Mỹ thì bị stroke đang nằm hôn mê trong bệnh viện. Chúng tôi nháo nhào hỏi thăm nhau những tin tức liên quan đến hai người bạn đồng môn bất hạnh này và bàn xa tán gần đến cuộc sống vô thường ngắn ngủi,chẳng biết sống chết lúc nào.Người nọ khuyên người kia hãy lo hưởng thụ cuộc đời, của cải vật chất chỉ là bọt bèo, hãy thương yêu vợ, chồng mình thêm nữa. Ai cũng biết thế, nhưng cuộc sống luôn có những điều để người ta phải lo toan, tính toán.Hôm nọ tôi mới bị cảm mà đã thấy mệt mỏi chán đời. Lúc ấy tiền bạc, món ăn ngon, niềm vui thú nào cũng đều vô nghĩa. Vậy tại sao tôi không hưởng những thứ ấy khi đang khỏe mạnh, yêu đời.
Tôi nhớ mãi câu chồng tôi đã thảng thốt kêu lên “ Trời đất quỷ thần thiên địa ơi” suốt nhiều năm nay, bỗng thấy ân hận và thương anh Bông quá.Hai con đã học đại học xong rồi, tôi lại đề ra chỉ tiêu chắt chiu để dành tiền mai mốt…cho cháu nội cháu ngoại. Lo toan như tôi thì kéo dài đến cả kiếp sau cũng chưa hết.
Hôm nay tôi sẽ thay đổi chính mình, một cuộc thay đổi quy mô và bất ngờ cho chồng tôi ngạc nhiên và sung sướng.Ngay chiều nay tôi sẽ không thèm nấu cơm, chốc anh đi làm về tôi sẽ rủ anh đi nhà hàng, chiêu đãi anh những món ngon và đắt tiền nhất để đánh dấu một cách sống khác, một bước ngoặt trên con đường đời của một đôi vợ chồng hạnh phúc.
Anh vừa bước chân vào cửa tôi đã hớn hở xông ra ôm chầm lấy anh, nũng nịu:
- Welcome anh đã đi làm “dìa”.
Anh Bông ngạc nhiên chất vấn và chỉnh tôi:
- Sao em lại nói tiếng miền Nam sai lỗi chính tả thế?
Ừ, anh đã đi làm về.
Tôi dịu dàng hơn bao giờ:
- Hôm nay em thích tiếng miền Nam của anh mà. Em biết là tiếng miền nào cũng có cái dễ thương của nó, ngay cả tiếng miền Trung nặng nề khó nghe, khó hiểu.
- Nhưng sao em lại welcome anh? Em lịch sự bất ngờ thế?
Một ngày anh đi làm về như mọi ngày.
Tôi nghiêm chỉnh nói:
- Em chờ anh về để thông báo một tin rất vui là bắt đầu từ hôm nay trở đi chúng ta sẽ chi tiêu thoải mái, không phải hà tiện để dành tiền theo bất cứ kế hoạch nào nữa.Nhân dịp em vừa nghe tin hai người bạn gặp nạn, em sợ cuộc đời bất trắc, kiếp người còn phù du nói chi là tiền bạc.
Chúng ta hãy vui hưởng cuộc sống ngay khi còn khỏe mạnh anh ạ, nhà cửa, xe cộ trả hết sạch sẽ rồi, tiền bạc trong 401K và trong bank của hai vợ chồng mình khá nhiều vì dành dụm suốt nhiều năm nay. Chúng ta sẽ mua xe đẹp, loại đắt tiền, sẽ sắm quần áo xịn, sẽ đi du lịch đó đây mỗi năm, và chốc nữa đây vợ chồng mình sẽ đi ăn tiệm anh nhé. Mai sau về già chúng mình đều có tiền retire, lo gì. Nói xong tôi nhìn anh với vẻ ban ơn huệ, như một cai tù độ lượng vừa phóng thích cho một tù nhân mang án tù vô hạn định, tưởng anh sẽ mừng vui và hét lên thỏa thích khi được trở về bản chất Nam Kỳ của chính mình vì bao nhiêu năm nay anh đã sống theo cách sống Bắc Kỳ của tôi, theo sự quản lý của tôi. Nhưng tôi kinh ngạc quá, anh thảng thốt kêu lên một tràng với những từ miền Bắc rất chuẩn:
- Ối giời cao đất dầy ôi, em đang tỉnh hay mê?
Sao em liều và to gan thế? Sao bỗng dưng em rửng mỡ đòi tiêu xài hoang phí thế?
Khi mà trước đây anh tiêu xài hoang phí em đã điên tiết lên cấm cản anh. Em có biết là nước Mỹ đang nợ ngập đầu ngập cổ không? Ngân sách chính phủ Mỹ càng ngày càng eo hẹp, đang phải cắt xén bớt tiền phúc lợi của người già, người về hưu không? Người ta còn tiên đoán rằng chẳng bao lâu nữa chính phủ sẽ không có đủ tiền trả cho những người hưu trí nữa đấy. Nên dù chúng ta không phải lo cho con cái nữa, nhưng vẫn phải sống căn cơ, dành dụm tiền để sau này về già có mà chi tiêu.Ở Mỹ điều kiện khoa học, y tế cao chúng ta sẽ sống lâu, sống thọ lắm. Khôngai thương mình bằng chính mình đâu em. Thì ra suốt mấy chục năm sống bên nhau, bây giờ anh đã lo xa, tính toán hơn cả dân Bắc Kỳ thứ thật là tôi đang đứng trước mặt anh. Mẹ tôi ở dưới suốivàng chắc cũng đang mỉm cười mãn nguyện? Tôi còn đang ngẩn ngơ không ngờ người chồng Nam Kỳ của tôi đã bị tôi Bắc Kỳ hóa nhuần nhuyễn đến thế thì anh ân cần và rất rành rẽ nói:
- Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ.

Nguyễn T.Thanh Dương


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2014(Xem: 10244)
Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh.
08 Tháng Tư 2014(Xem: 11328)
Người đẹp quay đầu lại nhoẽn miệng cười. Nhìn em đi ngang qua làn bụi mỏng tui thấy phận đời mình cũng chưa đến nỗi nào. Nó đang nở hậu trước mắt
03 Tháng Tư 2014(Xem: 10531)
Canh hến sao bây giờ ăn thấy rất đậm đà. Và cũng hình như có những giọt nước mắt của tôi đang rơi vào chén cơm canh hến của mình.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 11043)
Tôi đã thấy lại quê hương qua bóng dáng Mẹ tôi, Chị tôi, Bạn tôi và rất nhiều sắc màu thân thương của hình ảnh những nơi mà tôi đã xa cách từ lâu
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13841)
anh chị vẫn mĩm cười, tiếp tục dìu nhau trên hành trình của cuộc đời còn lại, dù ngay cả trong tận cùng cơn đau kinh hoàng của thể xác…
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13652)
Nếu mùa Xuân bên này còn tuyết sẽ nhắc tôi nhớ bên kia là mùa hoa bưởi. Phải chi có ai gửi cho tôi cành hoa bưởi trắng từ quê nhà
29 Tháng Ba 2014(Xem: 10607)
Anh nói rằng: Nếu nàng làm được các công việc khó khăn này thì mới chứng tỏ là nàng thực sự yêu anh
28 Tháng Ba 2014(Xem: 9482)
Cảm thương con ta cho con toại nguyện. Ta cho nó bên con không rời xa nửa bước.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10802)
Nhưng sự xót xa, nuối tiếc nào đối với cha mẹ mình giờ cũng đều muộn màng, vì các Người đã ra đi, đi mãi không bao giờ về nữa.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10597)
Ông cảm thấy cổ họng mình nghẹn lại. Ngực ông phản ứng bằng một cái nấc khô khốc và hầu như chung quanh ông không có một chút dưỡng khí nào!
21 Tháng Ba 2014(Xem: 9952)
Trẻ già hai tuổi lòng như một. Tết đến, trao nhau lời chúc mừng Tổ ấm yên vui, gia thế thanh Cây vườn tươi tốt hoa viên hứng
21 Tháng Ba 2014(Xem: 49941)
sinh ngữ, văn chương và triết học. Hai lãnh vực sau đấy là phạm trù chuyên môn của thầy Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Ba 2014(Xem: 10562)
Cửa kia năm trước ngày này Người vay hoa thắm hoa lây má hồng Người hoa giờ biết đâu trông Hoa không người, vẫn gió đông cợt đùa
14 Tháng Ba 2014(Xem: 9504)
Tôi đang bắt đầu từ những âm số của nợ nần, của những lời thị phi, của nụ cười đã tắt, niềm vui đã chết, hi vọng đã tan hoang.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 10042)
Thật sự tôi không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 9918)
Tôi tự nhiên chảy nước mắt hồi nào không hay. Thương Mẹ nhiều mà thương ảnh không ít. Đàn ông đàng ang mà khóc Mẹ như mưa
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10383)
Để ta đọc lại thơ chàng, con tim cũng trở lại bồi hồi. Cám ơn thi ca. Cám ơn người thơ Võ Đình Tuyết.
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11314)
Tự dưng em ghét cơn mưa sáng nay đã chở mùa về, làm em nhớ sóng sánh đáy mắt ngày xưa làm em thẹn thùng ngó hoài xuống đất,
28 Tháng Hai 2014(Xem: 11424)
Buổi học hôm nay là buổi học hoàn hảo nhất trong năm của tôi nếu không nói là buổi học mà tôi bằng lòng nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 9823)
Thêm vào rồi lại bớt ra, Món nào ấp ủ tình xa đậm đà. Gởi Anh đôi bốt Bốt Bata , Ấm chân vững bước đạp chà gốc gai
26 Tháng Hai 2014(Xem: 10549)
Một tội ác toàn hảo không có nghĩa là không có kẽ hở nhỏ. Một kịch sĩ đại tài không có nghĩa là đánh lừa được tất cả mọi người bằng vai trò của mình
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11044)
Cảm giác đau lòng khi nhìn thấy những tên bộ đội ngơ ngác đi giữa lòng thành phố như những thằng cả đẫn, vậy mà 1 quân lực hùng mạnh phải thất bại, những tên bộ đội quân phục nhàu nát
25 Tháng Hai 2014(Xem: 10533)
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11266)
Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10260)
Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 12045)
một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là "con chim ẩn mình chờ chết"...
14 Tháng Hai 2014(Xem: 9629)
anh bây giờ thật nhẹ nhàng và không bị bất cứ một trở ngại nào từ tấm thân tứ đại nặng nề nữa phải không anh?
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10617)
Bài viết nầy để tưởng nhớ nhà thơ Thái Thụy Vy, người “con cưng” của Cù Lao Phố. Chúc anh an nghỉ nơi Cõi Phúc. Vĩnh viễn chia tay!
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10682)
Được vậy, chúng ta sẽ sớm giành lại Quê Hương mến yêu, trở về làng cũ, sống lại những ngày thanh bình, ăn những cái Tết đầy hương vị như xưa.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 9536)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật
08 Tháng Hai 2014(Xem: 9271)
vì thiển nghĩ không lời nào chuyên chở tình cảm sâu đậm hơn trong lúc nầy, như một lời tiễn biệt cho tôi cho bạn bè khi có thêm hai chiếc ghế còn bỏ trống…
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 9349)
Các bạn sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc trong tầm tay, trong sự vừa đủ, trong sự cảm thông và trong những nụ cười.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 10319)
chạy dài theo dòng lịch sữ hiện lên trên tờ giấy trắng trinh nguyên, những cái tên mà tui lúc nào cũng có cái cảm giác trịnh trọng đàng hoàng
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 13575)
tôi hình dung quang cảnh Biên Hoà chuẩn bị đón xuân và Tết mà lòng cảm thấy nao nao. Những hình ảnh quen thuộc của tỉnh Biên Hòa vẫn còn đậm nét trong tôi…
18 Tháng Giêng 2014(Xem: 11171)
cùng chia sẻ tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh “ Thương Phế Binh QLVNCH của Tỉnh Biên Hòa”. Kính mong đựợc tất cả quý đồng hương và thân hữu đón nhận và nhiệt tình ủng hộ.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10175)
Lướt mắt trên những tạp chí cũ và những tựa đề sách, tôi cố ý chờ nghe Uyên nói. Nhưng vì cô cứ lặng thinh nên sau cùng tôi phải lên tiếng:
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 11493)
với những hành trình dài và gập ghềnh trong cuộc sống mà mình còn giữ được những tâm tình như vậy thật không phải là hạnh phúc và may mắn lắm sao?
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 12170)
thế nào cũng có một ngày Hoàng Sa sẽ lại là của VN để cho chúng tôi dựng lại tấm bia chủ quyền, khắc tên các anh cho đời đời tưởng nhớ.
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 10553)
Chúng tôi tự vỗ về nhau trong một thú đau thương cùng tột. Trên lưng tôi không bao giờ phai mờ dấu vết của Quỳnh và tôi cũng biết trên vùng “đồi núi” cô ít khi lặn chìm những dấu răng cuồng loạn tôi.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 10395)
người Việt hải ngoại không khỏi mang tiếng xấu lây khi họ đã quá bần cùng và chúng ta đi đâu cũng không dám ngẩng mặt nhìn đời
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10836)
hôm nay còn lại một mình đến để tiển biệt Việt Dzũng. Xin được một lời cám ơn chân thành và cầu nguyện linh hồn Việt Dzũng an nghĩ chốn vĩnh hằng.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9906)
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn..
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11462)
Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11764)
Biết đến bao giờ quê hương mình sẽ được bình an, trù phú đem ấm no, hạnh phúc đến cho mọi người, để không còn những người cùng cực dầm sương
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10021)
Nhớ về anh, lòng bùi ngùi. Tôi thầm mong nơi quê xa anh đang vui cùng gia đình và con cháu vui hưởng một mùa Xuân trọn vẹn hạnh phúc…
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10265)
Hình ảnh em, nụ cười của em như quanh quẩn đâu đây như đưa tôi đi miết về miền xa xưa ấy. Nơi đó chỉ có em và tôi với lời yêu chưa ngỏ…
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11063)
Đã hơn 35 mùa Thu đi qua nơi xứ lạ quê người. Lại thêm một năm xa xứ. Nhìn lá thu rơi, chạnh lòng nhớ đến những mùa Thu nơi quê nhà với đầy ắp kỷ niệm
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11570)
Không khí chiến tranh, chết chóc ở khắp những trang thơ của một người từ những năm còn rất trẻ đã lao vào cuộc chiến triền miên bằng ấy năm. Người thanh niên có đôi mắt bướng bỉnh
04 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11740)
Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11106)
Hóa ra, ở quê hương anh con người bị tước đoạt nhiều thứ tự do mà tôi tưởng nó phải được tôn trọng bất cứ ở đâu, nơi nào có con người là phải được hưởng đồng đều như nhau