4:50 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

‘Vượt Tù, Vượt Biển' cùng Huỳnh Công Ánh

23 Tháng Năm 202011:31 SA(Xem: 9471)
‘Vượt Tù, Vượt Biển' cùng Huỳnh Công Ánh
Điều ông mong muốn, với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai, cái nào cần thiết cho giống nòi Việt Nam.
* Cát Linh, phóng viên RFA
* 2017-04-24
Cuốn hồi ký “Vượt tù Vượt biển” của tác giả Huỳnh Công Ánh được giới thiệu đến với mọi người sau 42 năm kể từ tháng 4 năm 1975.
Trong đó, những sự kiện, hình ảnh của miền Nam kể từ buổi sáng 30 tháng 4-75, cuộc sống của người lính Việt Nam Cộng hoà trong trại cải tạo, hay những chuyến vượt biển kinh hoàng được tác giả kể lại trong cuốn hồi ký với vai trò là một nhân chứng lịch sử.
Nhân vật Tôi
Nhân vật “tôi” xuyên suốt trong 21 chương của “Vượt tù, vượt biển” là Đại uý Sư đoàn 22 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hoà, người tù vượt ngục trại Long Giao, người lái tàu vượt biển hai lần, chủ tịch Hội Cựu Quân nhân tại đảo Pulau Bidong năm 1981; người sáng lập Phong trào Hưng ca Việt Nam: nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh.
Tất cả những vai trò từng tồn tại trong 70 năm cuộc đời được ông gói ghém trong 21 chương của “Vượt tù, vượt biển”, cuốn hồi ký ông ấp ủ 38 năm. Khi thực hiện được, thì đã bước sang năm thứ 42 kể từ buổi sáng 30 tháng 4 năm 1975.
“Cho tới bây giờ, những hình ảnh suốt từ năm 75 ra tới miền Bắc, rồi trốn tù, nó nằm mãi trong đầu. Mặc dù tuổi đã lớn nhưng những hình ảnh không bao giờ quên. Vì tuổi lớn, có những sự kiện có thể mất đi nhưng không có gì thêm bớt. Và những nhân vật vẫn còn nằm yên đó..”
Thật sự là như thế. Sài Gòn buổi sáng 30 tháng 4 năm 75 hiển hiện ra dưới ngòi bút của ông với đầy đủ âm thanh, sắc thái, mùi vị. Ông gọi những chương đó là “Tan hàng, Bỏ súng”.
Tan hàng; Bỏ súng
“30.4. Hình như suốt đêm qua Sài Gòn chập chờn không ai tròn giấc ngủ. Tôi không thể nằm yên ở nhà chịu trận mà không biết những gì đang xảy ra bên ngoài đường phố. Tôi rời nhà với đôi mắt cay xè. Sài Gòn vẫn nắng chói chang…
Sáng sớm hôm nay một chiếc trực thăng HU.1D bên kia đường, đỗ trên nóc nhà đón thân nhân, đã vướng dây điện, nằm chúi đầu như sắp rơi xuống đất. Ngoài đường cả một cảnh tượng hỗn loạn đang xảy ra, xe cộ xuôi ngược, và chưa lúc nào đường phố thấy người đi bộ nhiều như sáng nay, nhiều người chạy trên đường với thái độ hốt hoảng…”
Cho tới bây giờ, những hình ảnh suốt từ năm 75 ra tới miền Bắc, rồi trốn tù, nó nằm mãi trong đầu.
- Huỳnh Công Ánh
“Cảm giác trưa ngày 30 tháng 4 là cảm giác không biết mình sẽ đi về đâu sau cái ngày Việt Cộng chiếm miền Nam, sau ngày buông súng. Lúc đó cứ nghĩ là bây giờ họ thắng rồi, họ lấy hết đất nước rồi, cảm giác như đờ đẫn, không biết đứng ở đâu, không biết làm gì. Cho tới khi có thông cáo đi tù cải tạo 10 ngày thì cũng vui mừng, giỡn đùa…ôi 10 ngày nhằm nhò gì, 3 tháng cũng nhằm nhò gì. Ở tù 10 ngày, 3 tháng hay 1 năm rồi ra có cơ hội đi làm ăn hoặc đi học lại, vì tôi tổng động viên năm 68, hai mươi mấy tuổi thôi, tôi cũng ước mơ đi học lại.”
Qua những tình tiết tác giả kể lại trong “Bỏ súng”, người đọc sẽ thấy và hiểu những lớp xi măng đầu tiên xây dựng nên một thành trì xã hội chủ nghĩa ngày nay.
“…Thời gian của tháng 5-75 là thời gian của xôn xao họp hành, thành lập khu phố, kê khai giấy tờ và học tập cái gọi là “chính sách của cách mạng”. Chị giúp việc nhà hàng xóm kế cận căn nhà tôi ở, nghe đâu cũng là Việt Cộng nằm vùng, bây giờ là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân phường.”
Về Long Giao
Những tháng ngày sau đó của Huỳnh Công Ánh và đồng đội của ông được lột tả thật đến từng tiếng thở, tiếng ngáy, tiếng máy xe nổ ầm ì trong đêm khuya. Cách ông tường thuật đoạn đường về Long Giao mà bần bật lên đó là niềm tin, niềm hy vọng, rồi tiếp nối là sự hoang mang, để rồi cuối cùng là thất vọng.
“Giờ này trong bóng tối, chen chúc trong chiếc xe, tôi mới thấy ân hận. Vợ con tôi chắc đã ngủ rồi mà không biết cảnh chồng và cha đang ngồi trên chiếc xe bít bùng này và đi về đâu? Hoàn cảnh này không thể có chuyện đi “học tập 10 ngày” được rồi. Cũng có thể chúng chở ra biển, rồi nhận chìm tàu, hay đem lên núi xử bắn rồi lấp xuống hố.”
7 năm trong trại tù Long Giao trong hồi ký của Huỳnh Công Ánh không thiếu những câu chuyện bi hài. Những mẫu chuyện ngắn, được kể lại gọn gàng qua những lời đối thoại không văn vẻ, nhưng rất “trịnh trọng” bởi cách xưng hô “thưa gửi các bộ”, đủ để người đọc phải vỡ oà cái cảm xúc vừa buồn cười, vừa cay đắng.
Một bức ảnh chụp ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho thấy lính Việt Nam Cộng Hòa bị hộ tống bởi bộ đội Bắc Việt. AFP photo
“…Những tuần lễ đầu ở Long Giao, khi đi ngang qua các vọng gác của các bộ đội, thấy nhiều viên đá cục chất đống dưới chân vọng gác. Sau mới biết, bộ đội sau khi đi đại tiện, họ dùng đá để lau chùi. Bộ đội mà thế thì huống gì là tù, lấy giấy ở đâu? chỉ dùng lá, cục đá hoặc chà dưới cỏ. Man rợ như thế đấy.
Cũng có những câu chuyện nực cười khác
Khi mới vào Long Giao, có anh tên là Lê Thông, mang kính cận dày cộm. Một hôm đi ngược chiều với bộ đội, tên bộ đội gọi giật lại:
- Anh kia, ai cho phép anh đeo kiếng?
- Báo cáo cán bộ, tôi bị cận thị. Anh Thông trả lời
- Cận thị là cái gì? Lấy xuống, lấy xuống mau!
- Báo cáo cán bộ lấy kiếng xuống thì tôi quờ quạng lắm, làm sao thấy đường đi?
- Tôi không đùa với anh đâu nhé. Lấy xuống mau!”
Vượt tù, vượt biển
Từ những chương này trở về sau, là những mốc thời gian tác giả gọi là tàn khốc nhất. Chính vì vậy mà trong suốt 38 năm, dù trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, ông vẫn không quên một chi tiết nào. Từ cuộc vượt ngục lịch sử thoát khỏi những ngày học tập cải tạo trong trang phục của bộ đội Bắc Việt cho đến hai lần lái tàu vượt biển.
“Khi ở tù, phải có 1 thời gian suy nghĩ rất là lâu, bao nhiêu năm liền về ý định trốn tù. Vượt biển thì khốc liệt lắm, trong vòng có mấy ngày thôi. Tôi đã từng bị mảnh đạn bị thương, rồi bỗng nhiên trở thành người chỉ huy cứu 29 người trên tàu sống sót trong 17 ngày trôi trên biển. Chính mình cũng bị hải tặc Thái Lan khoét lưỡi lê trong hậu môn chảy máu đi không được, bị kẹp tay tra khảo. Nó khốc liệt sợ hãi hơn đường trốn tù. Cái hãi hùng của chuyến vượt biên thứ hai nếu xảy ra giống như chuyến thứ nhất thì liệu vợ, con và cháu và em của mình sẽ ra sao? vì mình mà họ chết. Nếu mình chết 1 mình không sao. Nhưng liên luỵ đến con nhỏ, cháu mình thì cảm giác nó sợ sệt, không ăn không ngủ được nhiều hơn là trong tù.
Cho đến giờ này, thỉnh thoảng, cái gọi là hãi hùng nó vẫn còn. Có nhiều đêm ngủ phải đá lung tung, hoặc nhiều đêm ngủ giật mình ôm mền ôm gối chạy.
- Huỳnh Công Ánh
Vượt biên là mình phải làm sao cho tàu đi không chìm dưới biển, làm sao để tránh hải tặc vô cướp, hiếp dâm…Khi đi rồi không biết sẽ đi về đâu? Tấp vô bến nào hay được tàu vớt hay bị chìm tàu?”
Những ký ức tưởng như sẽ dần nguôi ngoai, nhưng không phải thế. Ông nhớ lại cuộc đời của một người tỵ nạn đến Mỹ ba mươi mấy năm, và thấy rằng nó cay đắng thâm trầm nghiệt ngã hơn thời gian 7 năm học tập cải tạo rất nhiều.
“Cho đến giờ này, thỉnh thoảng, cái gọi là hãi hùng nó vẫn còn. Có nhiều đêm ngủ phải đá lung tung, hoặc nhiều đêm ngủ giật mình ôm mền ôm gối chạy. Nhiều khi trong giấc chiêm bao mình thấy họ bắt mình, kéo mình, mình vẫy vùng, đá vào người vợ nằm kế mình. Nhiều lần như thế, nghĩa là nó ám ảnh mình suốt đời.
Thành ra cái chuyện ám ảnh, lo âu, dĩ vãng trong tù là nhớ vanh vách, chỉ có đọc ra, ghi ra, chứ không thêm thắt, hư cấu, văn chương gì cả.”
Nhân chứng lịch sử
Khó mà tìm được một mỹ từ hay một chi tiết bắt người đọc phải suy nghĩ trong hồi ký của Huỳnh Công Ánh. Thay vào đó, từng câu từng chữ hiện ra gãy gọn, thật thà, có cả cái tiếng chửi thề không lẫn vào đâu được của người miền Nam, đưa người đọc của nhiều thế hệ quay về sống với từng giây phút của năm tháng đó, chứng kiến những câu chuyện đó.
Ông nói rằng để thoát được những chuyến đi ấy, ông đã chịu ơn tình của nhiều người. Những ân tình đó là nguyên nhân đến 38 năm sau cuốn hồi ký mới ra đời. Niềm vui của ông được diễn tả bởi hai chữ “bàng hoàng” vì ông cho rằng ông đã thực hiện được sứ mệnh của cuộc đời mình.
Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử, khúc quanh lịch sử cay nghiệt nhất mình là chứng nhân.
- Huỳnh Công Ánh
“Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử, khúc quanh lịch sử cay nghiệt nhất mình là chứng nhân. Và mình đứng cửa giữa, tức là lòng mình đã chùng xuống rồi. Ba mươi mấy năm tôi mới viết, thì sự hận thù ra ngòi bút, ra trong tư tưởng không còn nữa. Nó đã bình tâm rồi. Mình muốn mình là người Việt Nam yêu nước, mình muốn mình là nhân chứng thật sự giữa hai chế độ miền Bắc và miền Nam. Và nhân chứng đó chỉ đưa ra hình ảnh thôi, không phê phán, không chửi rủa, không đả đảo, không hận thù.”
Điều ông mong muốn, với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai, cái nào cần thiết cho giống nòi Việt Nam.
Khi chương cuối cùng của hồi ký “Vượt tù, vượt biển” khép lại, người đọc vẫn còn thấy đâu đó buổi sáng hỗn loạn của ngày 30 tháng 4 lịch sử. Với nhiều người khác, biến cố ấy không chỉ dẫn đến một cuộc vượt tù cải tạo và hai chuyến vượt biển của Huỳnh Công Ánh, mà còn dẫn đến một câu chuyện dài chưa có hồi kết của đất nước, dù đã bước sang năm thứ 42.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10994)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12425)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10781)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14728)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11994)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29476)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10636)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10171)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10661)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10957)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10538)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12212)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9210)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11584)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15521)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10278)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14192)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11780)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11174)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10878)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10485)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11173)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9914)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9673)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13139)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9008)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18137)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12417)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9445)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102657)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10387)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10861)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10452)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12212)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10571)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9683)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8897)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 11012)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27371)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10869)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10121)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11475)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11181)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11365)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 21010)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.