9:22 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

Ôn lại lịch sử trường Petrus Ký - Nguyễn Thanh Liêm

09 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 11114)
congtruongpetrusky-large-content


Ôn lại lịch sử trường Petrus Ký (trước 75)
 

Nguyễn Thanh Liêm

Tôi ra đời trong một làng quê ở tỉnh Mỹ Tho. Ngay từ lúc còn học ở trường Tiểu Học tỉnh, tôi đã được nghe ba tôi và chú tôi nói nhiều về trường Petrus Ký. Thấy các anh học sinh trường College Le Myre de Vilers với bộ đồng phục trắng có gắng phù hiệu trông rất uy nghi tôi đã nể phục các anh và ngưỡng mộ trường college này lắm rồi. Nhưng chú tôi bảo là Petrus Ký còn to hơn, quan trọng hơn Le Myre de Vilers nhiều lắm. Riêng ba tôi thì hình như lúc nào cũng nhắc là “nữa lớn con sẽ học trường Petrus Ký.” Thành ra trong đầu óc non nớt của tôi lúc đó trường Petrus Ký là cái gì vĩ đại lắm, nó lớn lao quan trọng vô cùng. Tôi cũng nghe một người bà con bảo là “học Petrus Ký ra là làm cha thiên hạ đấy.” Lời phát biểu chói tai đó thật ra cũng có phần đúng đối với thế hệ của tôi và đối với người dân Miền Nam thời đó. Bởi vì cho đến năm 1945, sau ngày Đại Chiến Thế Giới Thứ Hai chấm dứt, cả Miền Nam nước Việt chỉ có 4 trường Trung Học công là Petrus Ký, Gia Long, Le Myre de Vilers (Nguyễn Đình Chiểu), và College de Cần Thơ (Phan Thanh Giản), mà trong 4 trường đó chỉ có trường Petrus Ký là trường duy nhất có bậc đệ nhị cấp (tức là lycée hồi đời Tây). Dù ra đời trễ nhất trường Petrus Ký vẫn là trường lớn nhất, cao nhất, và nỗi tiếng nhất ở trong Nam. Thời xưa, có được bằng Tiểu Học đã là oai lắm đối với dân quê, có được bằng Thành Chung thì kể như trí thức lắm rồi, thuộc hạng thầy thiên hạ, huống chi là có được bằng Tú Tài. Quí hóa vô cùng, có mấy ai có được bằng này. Vậy mà trường Petrus Ký lại sản xuất ra số ít người quí giá đó. Bởi thế nên phụ huynh học sinh, những người hiểu rõ giá trị của giáo dục, nhất là những người có con trai, ai ai cũng đều mong muốn cho con mình được vào Petrus Ký cả.
Nhưng khi lên trung học thì tôi vào Le Myre de Vilers chớ không phải Petrus Ký vì thời cuộc lúc này và vì hoàn cảnh gia đình không cho phép. Khi xong đệ nhất cấp, tôi mới xin chuyển về trường Petrus Ký và từ đó sống ở Sài Gòn luôn. Được vào Petrus Ký là kể như ước mơ đã thành, tôi mừng không thể tả, nhưng người vui nhất chắc chắn là ba tôi và kế đó là nhưng người thân trong gia đình tôi. “Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, tôi có cảm giác như tôi đang được vươn mình lên để lớn thêm và để mở rộng tâm hồn cho khoáng đạt, cho thích nghi với với cái khung cảnh uy nghi đồ sộ của ngôi trường. Khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật tôi nói thầm trong lòng rằng ở trên đời này chắc chưa có trường học nào có được cái kỷ luật chặt chẽ và cái không khí trang trọng như trường này. Nhất là khi vừa qua khỏi cổng vào sân trong, nhìn lên giữa hành lang chính (préau) thấy thầy hiệu trưởng Phạm Văn Còn cùng với thầy giám học (thầy Huấn) và thầy tổng giám thị (thầy Trương) oai vệ đứng đó tôi càng thấy cái không khí nghiêm trang của ngôi trường hơn, một sự nghiêm trang mà tôi chưa hề thấy được ở những ngôi trường nào tôi đã học qua.” (TTHPK tr. 115-116). So với Le Myre de Vilers, trường Petrus Ký lớn hơn nhiều lắm, cũng ra đời sau Le Myre de Vilers lâu lắm. Họa đồ xây cất trường do một kiến trúc sư người Pháp là ông Hebrard de Villeneuve vẽ hồi năm 1925, và trường được khởi công xây cất liền sau đó để hoàn tất vào năm 1927. Niên khóa đầu tiên khai giảng hồi tháng 9 năm 1927 với bốn lớp học sinh chuyển từ Chasseloup Laubat sang. Lúc này trường mang tên Collège de Cochinchine. Vị hiệu trưởng đầu tiên là ông Banchelin. Năm sau, 1928, Thống Đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse lấy tên nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký đặt tên cho trường, biến trường này thành lycée (trường Đệ Nhị Cấp) và cho đặt tượng đồng bán thân Petrus Ký vào giữa sân trường. Lễ khánh thành tượng đồng Petrus Ký và trường Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký được đặt dưới sự chủ tọa của Tống Đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse. Trường nằm ở giữa hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn, trên khoảng đất rộng mênh mông với đầy đủ cung cách của một khu học đường trang nghiêm yên tịnh. Tất cả đất đai, và phần lớn cơ sở trong khu vực đóng khung bởi bốn con đường Cộng Hòa, Thành Thái, Trần Bình Trọng và Nguyễn Hoàng, đều thuộc lãnh thổ của Petrus Ký. Trường có sân vận động riêng của trường, sân vận động Lam Sơn. Nhưng vì sự phát triển nhanh của nền giáo dục trong thập niên 1950 khi nước vừa độc lập nên một số cơ sở và đất đai của trường Petrus Ký bị cắt xén, trưng dụng để xài cho những cơ quan giáo dục khác. Trường Quốc Gia Sư Phạm, trường Trung Tiểu Học Trung Thu dành cho con em Cảnh Sát, Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục đều được xây trên phần đất của trường Petrus Ký. Ba dãy lầu lớn của trường Petrus Ký được dùng cho Đại Học Khoa Học và Đại Học Sư Phạm. Nhà Tổng Giám Thị Petrus Ký được dùng làm Trung Tâm Thính Thị Anh Ngữ, và một số các nhà chức vụ khác của trường cũng được dùng cho một số các viên chức Bộ Giáo Dục. Tuy bị cắt xén nhiều nhưng trường Petrus Ký vẫn còn là một trường trung học lớn nhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam Việt Nam.
(Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers tuy kỷ luật cũng khá chặt chẽ, tuy cũng có nhiều biện pháp mạnh trừng phạt học sinh như cấm túc, đuổi học, vv...nhưng vẫn không có cái không khí trang nghiêm uy nghi của trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers khi cổng trường mở thì học sinh cứ đi thẳng vào trước lớp học của mình chờ tới giờ sắp hàng trước cửa lớp đợi thầy đến cho phép là vào lớp. Ở Petrus Ký, sau khi vào cổng học sinh phải xếp hàng bên hông trường trước. Xong rồi mới theo lệnh giám thị tiến vào bên trong xếp hàng chờ trước cửa lớp một cách rất trật tự. Ở Le Myre de Vilers học sinh không thấy ông hiệu trưởng đâu, nhưng ở Petrus Ký, khi vào bên trong trường là học sinh sẽ thấy ngay ban giám đốc đứng giữa hành lang chính nhìn xuống toàn thể học sinh của trường. Tôi chưa hề chào cờ ở trường Le Myre de Vilers bao giờ. Nhưng ở Petrus Ký thì học sinh phải chào cờ mỗi sáng Thứ Hai. Cảnh chào cờ bao giờ cũng rất nghiêm trang và long trọng. Ở đây lúc nào bạn cũng cảm thấy như được ban giám đốc chiếu cố tới luôn). 
Muốn được vào học trường Petrus Ký người đi học phải chứng tỏ được rằng mình thuộc thành phần ưu tú, xuất sắc, có thể là ở trong nhóm từ 5 đến 10 phần trăm đầu của những người cùng lứa tuổi. Kỳ thi tuyển vào Petrus Ký là kỳ thi rất gay go cho nhiều học sinh, xưa cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thi. Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký. Quyển Kỷ Yếu của trường Petrus Ký niên khóa 72-73 ghi thành tích học tập của niên khóa trước như sau: 
TÚ TÀI II 
Ban A: Dự thi 101, trúng tuyển 101 với 2 Ưu, 10 Bình, 25 Bình Thứ, tỷ lệ 100%. 
Ban B: Dự thi 419, trúng tuyển 419, 11 Ưu, 53 Bình, 114 BT, tỷ lệ 100% 
Ban C: Dự thi 52, trúng tuyển 52, với 7 BT, tỷ lệ 100% 
Đậu nhiều và nhiều người đậu cao, đó là thành tích học tập của học sinh Petrus Ký từ xưa đến giờ.
Trường Petrus Ký đối với tôi là một trường mẫu, lý tưởng, là tấm gương cho các trường khác noi theo. Lúc còn học ở Le Myre de Vilers bọn học sinh chúng tôi luôn lấy các bạn Petrus Ký làm mẫu trong mọi hoạt động. Bởi vậy nên khi tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, tôi quyết định lấy Petrus Ký làm ưu tiên một trong việc chọn lựa nhiệm sở của tôi. Tôi được về Petrus Ký theo ý muốn. Ở thời đại của tôi được bổ nhiệm về trường Petrus Ký và một số các trường lớn khác ở Đô thành thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đã dạy lâu năm ở tỉnh. Nói chung thì phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Một số giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian. (Giáo sư Nguyễn Thành Giung sau làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Lược sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Thuật sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm sau làm Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên). Đặc biệt là từ niên khóa 1964-65 giáo sư Petrus Ký giữ vai trò quan trọng trong việc soạn đề thi cho các kỳ thi trên toàn quốc. Họ cũng là những người đem bài thi trắc nghiệm khách quan (objective tests) thay dần vào chỗ những bài thi theo lối luận đề (essay). Một số giáo sư khác đã có những công trình nghiên cứu soạn thảo, viết sách giáo khoa rất có giá trị như giáo sư Phạm Thế Ngũ, giáo sư Vũ Ký, vv...Phần đông đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh, và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường. Thầy Đảnh, thầy Thái, thầy Ái, thầy Minh, thầy Hạnh, thầy Đính, thầy Nam... thầy nào học trò cũng thương cũng mến và thầy nào cũng hết lòng lo lắng cho học sinh, cũng như lo lắng cho trường. Mến thương học trò, mến thương trường Petrus Ký, đó là điều mà phần đông anh chị em giáo sư Petrus Ký đều cảm thấy. Cho nên năm 1962 khi tôi bị đưa đi làm hiệu trưởng ở Bình Dương tôi thấy rất khổ tâm khi phải rời khỏi trường. Cũng may là năm sau tôi lại được trở về Petrus Ký không phải để đi dạy lại mà để làm hiệu trưởng trường này.
Tôi là hiệu trưởng đời thứ 13 của trường mặc dầu trước tôi chỉ có 11 ông hiệu trưởng (vì ông Valencot làm hiệu trưởng tới hai lần cũng như giáo sư Trần Ngọc Thái sau này). Từ 1927 cho đến năm 1975 trường có tất cả 17 vị hiệu trưởng. Trong số 17 ông hiệu trưởng này, có 5 người Pháp (Banchelin, Valencot, Andre Neveu, Le Jeannic, và Taillade) và 12 người Việt Nam (Lê Văn Kim, Phạm Văn Còn, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Thơ, Nguyễn Văn Trương, Phạm Văn Lược, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Ngọc Thái, Trần Văn Thử, Trần Văn Nhơn, Bùi Vĩnh Lập, và Nguyễn Minh Đức). So với những vị hiệu trưởng trước, tôi là người quá trẻ khi đảm nhận chức vụ hiệu trưởng trường này. Lúc đó tôi mới có 30 tuổi trong khi những vị hiệu trưởng trước tôi không có vị nào dưới năm mươi tuổi. Tất cả đều là bậc thầy của tôi. Nhưng cũng từ tôi trở đi thì hiệu trưởng Petrus Ký đều còn nhỏ tuổi cả (trừ ra giáo sư Trần Văn Thử), tất cả là đàn em của tôi về phương diện tuổi tác. Lớp trẻ chúng tôi tuy có rộng rải, cởi mở hơn thế hệ lớn tuổi nhưng tất cả đều không xa rời truyền thống tốt đẹp của trường Petrus Ký. Kỷ luật, trật tự vẫn đứng hàng đầu. Chọn lựa kỷ giáo sư, chọn lựa kỷ học sinh, thúc đẩy các hoạt động trong cũng như ngoài học đường, vận động mọi phương tiện, mọi nguồn yểm trợ để phát triển trường sở, thăng tiến việc học của học sinh, làm cho học sinh đậu nhiều và đậu cao trong các kỳ thi, đào tạo người giỏi cho non sông tổ quốc, đó là những điều chính yếu mà ông hiệu trưởng Petrus Ký nào củng cố làm. Ông hiệu trưởng nào cũng biết là trường mình là trường rất nỗi tiếng, rất được sự chú ý của chính quyền cũng như của dân chúng. Ông hiệu trưởng nào cũng biết trường mình là trường được giới giáo dục coi như là trường kiểu mẫu của trường trung học ở miền Nam tự do và là trường luôn được sự chú ý của mọi người và mọi giới. Những nhân vật hàng đầu của chính phủ thường đến thăm viếng trường, từ Tổng Thống, Chủ Tịch Quốc Hội đến các Tổng Bộ trưởng, đến các quốc khách từ các quốc gia khác đến. Ai cũng biết trường mình là trường đã từng đào tạo rất nhiều nhân vật quan trọng, từng giữ những vai trò lãnh đạo trong chánh quyền bên này hay bên kia, từng đóng góp vào việc làm nên lịch sử cho xứ sở.
Và trên hết tất cả ai cũng hiểu rằng trường mình hết sức hãnh diện mang tên một nhà bác học, một nhà văn hóa có công rất nhiều đối với việc phổ biến nền học thuật mới ở Việt Nam hồi thế kỷ thứ XIX. Đó là nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký. Nói đến ông là người ta phải nhớ đến vai trò “khai đường mở lối” của ông trên các địa hạt sau đây: 
1. Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo trước tác. 
2. Viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà nho, 
3. Làm báo theo đúng mẫu mực một tờ báo, và 
4. Xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thay thế nền học thuật cũ kỹ lỗi thời của nho gia.
Qua công trình soạn thảo, trước tác của ông ta thấy ông là một nhà văn hóa giáo dục có tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng, ba đặc tính quan trọng mà nền giáo dục chân chính và tiến bộ nào cũng cần phải có. Lý tưởng của ông là đào tạo được lớp người mới có đủ những kiến thức khoa học kỹ thuật của văn minh Aâu Tây đồng thời nắm vững những nguyên tắc đạo đức cổ truyền Á Đông, vừa có tâm hồn khai phóng, cởi mở, vừa có tinh thần dân tộc, vừa biết tôn trọng giá trị con người dù bất cứ trong xã hội nào. Lý tưởng đó được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam manh nha từ thời Pháp thuộc để phát triển và bành trướng mạnh mẽ từ Đệ Nhất qua Đệ Nhị Công Hòa.
Trường trung học được cái danh dự mang tên Petrus Trương Vĩnh Ký từ khi ra đời đã mang lý tưởng giáo dục đó biểu lộ trong hai câu đối ghi khắc trước cổng trường: 

“Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt 
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.” 

Từ ngày được thành lập cho đến khi bị đổi tên, trong suốt gần năm mươi năm hoạt động, trường Petrus Ký đã làm tròn sứ mạng giáo dục được giao phó, đã đóng tròn vai trò một định chế xã hội đối với quốc gia, đã đào tạo được không biết bao nhiêu nhân tài cho xứ sở, đã trở thành một trường trung học phổ thông nổi tiếng vào bậc nhất ở Miền Nam Việt Nam. 



Nguyễn Thanh Liêm
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 9930)
MH370 vì sao bị mất tích cũng sẽ không bao giờ được giải thích rõ ràng
31 Tháng Năm 2014(Xem: 9233)
MỘT NGÀY VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH" VỚI NHỮNG CỰU CHIẾN BINH HOA KỲ TẠI TANK FARM 8819 BURKE ROAD VIRGINIA 22015
27 Tháng Năm 2014(Xem: 8647)
tưởng nhớ các quân nhân ngã xuống trong khi phục vụ đất nước nhân ngày Chiến sĩ trận vong.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9565)
Đó là hành động khẩn cấp cứu nguy Đất nước trong lúc nầy, trước khi việt gian việt cọng ĐẦU HÀNG, giao Đất nước vào tay tàu khựa!
14 Tháng Năm 2014(Xem: 8881)
Nhân một bước đi hố của Tàu khựa, đem giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam “ khiêu khích” làm dấy lên tinh thần Dân tộc yêu nước, chống xâm lăng của dân Việt.
13 Tháng Năm 2014(Xem: 8633)
Giờ đây, sau 70 năm trên Miền Bắc, 40 năm ở Miền Nam, người công nhân Việt Nam bị lợi dụng, áp bức, bốc lột đã nhiều, vùng lên phát khởi cách mạng đổi đời, tự cứu mình thoát khỏi gông cùm cọng sản
13 Tháng Năm 2014(Xem: 10334)
Một bài học chung: trong cái xứ tuyệt đối tự do này, hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi mở miệng. NSA theo dõi, bạn gái cũng rình rập. Rất dễ nổi tiếng qua Facebook, Tweeter
06 Tháng Năm 2014(Xem: 11203)
Việt Nam Cộng Hoà có thể gọi là một thời khó quên -- một loại vũ trụ riêng tư và tha thiết của rất nhiều người. Thời đại đó giúp tạo ra lớp người chánh trực, hết lòng phụng sự quốc gia
06 Tháng Năm 2014(Xem: 9680)
khuyến khích con em trau dồi tiếng Việt, học hỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, hay một ngoại ngữ khác, vừa để làm giàu thêm cho kho tàng tiếng Việt,
05 Tháng Năm 2014(Xem: 9405)
Tinh thần Dương Nội là một nguồn động viên và cổ vũ lớn lao cho hàng trăm ngàn dân oan trong khắp cả nước, vượt qua mội nỗi sợ hãi, quyết tâm đứng lên, chống lại bạo quyền
28 Tháng Tư 2014(Xem: 9904)
Nhân cuối tháng 4 ,xin kính cẩn chào một anh hùng "làm tướng không giữ được thành thì chết theo thành" như các tiền nhân Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16724)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 9542)
Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ nguồn ẩn danh, theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm.
19 Tháng Tư 2014(Xem: 8738)
Nhân bản là tình thương Không đương cự được súng đạn Nhưng súng đạn rồi sẽ hết Tình người còn dài lâu
12 Tháng Tư 2014(Xem: 9427)
Fonda đã phản bội không chỉ ý thức hệ của đất nước chúng ta mà còn rõ nét đã phản bội các người đàn ông đã phục vụ và hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 8973)
Những kẻ tự nhận là trí thức, có phần nắm vận mệnh đất nước, lại đem đất nước dâng cho một chế độ không tổ quốc, không gia đình...
08 Tháng Tư 2014(Xem: 8614)
miền Trung California, có trữ lượng dầu lửa lớn nhất toàn quốc, ít nhất là 15 tỷ thùng và có thể trên 30 tỷ thùng, nhưng rất khó khai thác có lợi về mặt kinh tế.
07 Tháng Tư 2014(Xem: 9689)
Có ai trả lời cho người dân Việt Nam biết được đến bao giờ thì câu chuyện của cụ Edith Macefield sẽ xãy ra tại thiên đường XHCN Việt Nam này?
07 Tháng Tư 2014(Xem: 9276)
(Tướng bại trận thì không thể nói mình anh dũng. Bậc trí sĩ đại phu khi đã mất nước thì không thể nói mình có mưu lược). Thâm thúy, thật thâm thúy.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 9920)
xin gửi đến các bạn như là 1 bản báo cáo và 1 lời ân tình, xin mời đến dự.Bên cạnh bức tường tưởng niệm, còn có 1 biểu tượng hết sức ý nghĩa.
29 Tháng Ba 2014(Xem: 9369)
Tháng tư buồn, dỏi mắt trông vời về Quê cũ bên kia bờ Đại Dương đang chìm đắm trong đêm trường cọng sản, ngậm ngùi cất lời ca.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 23369)
Những trang phục, lá cờ của Tàu phải trả lại cho Tàu vì nhân dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận nó cũng như không bao giờ chấp nhận một đảng tay sai như đảng cộng sản Việt Nam.
14 Tháng Ba 2014(Xem: 9496)
Thanh niên là NGƯỜI CHỦ TƯƠNG LAI của Đất nước Vận mệnh Đất Nước là ở trong tay các Bạn. Hãy hành xử đúng tư cách là NGƯỜI CHỦ
12 Tháng Ba 2014(Xem: 9283)
hoà nhập vào cuộc sống hài hoà của đất nước Úc, đó cũng là một niềm hãnh diện của CĐNVTD/VIC nói riêng và của CĐNVTD Úc Châu nói chung.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 9159)
đừng cho rằng chẳng ai đủ khả năng hỏi tội quí vị khi quí vị đem đất đai tổ tiên dâng cho giặc Tàu để đổi lấy chỗ ngồi cai trị nhân dân.
04 Tháng Ba 2014(Xem: 8607)
Đất nước tôi, còn gió Độc lập Trường Sơn Còn lúa tràn đồng Phương Nam Còn rửa được hờn Quê hương “
25 Tháng Hai 2014(Xem: 8994)
Cháu chắt chúng ta rồi đây không còn cắp cặp đệm học trường làng, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa thư mà sẽ sắm bút lông cặm cụi vẽ chữ tàu!
25 Tháng Hai 2014(Xem: 7891)
Cho nên chỉ còn có con đường CÁCH MẠNG LẬT ĐỔ chế độ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ VC khi người dân quá nghèo đói vì ách áp bức, bất công mà vùng lên tìm đường sống!
24 Tháng Hai 2014(Xem: 14559)
Ukraine cũng là bài học để mà họ có thể nhìn, nếu học tích cực hơn, thì họ nhìn theo một quan điểm tích cực, tức là quan hệ nhân - quả, "Tôi muốn nói tới quan hệ ai bắn vào nhân dân...
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10726)
Trong bất cứ hoạch định nào, luôn có hai nhân vật trọng yếu quyết định sự thành bại của công cuộc. Đó là người lãnh đạo và người chấp hành.
18 Tháng Hai 2014(Xem: 11445)
Câu chuyện Babylift mang âm hưởng một chuyện cổ tích giữa đời thực với đầy đủ “Hỷ - Nộ - Ái - Ố”. Tuy nhiên, câu chuyện có đoạn kết “có hậu”, rất hiếm gặp giữa đời thường.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 9434)
nên tin tưởng vào tuổi trẻ Việt Nam với dòng máu Việt tiềm tàng trong huyết quản, một khhi thức tỉnh, sẽ vùng lên như giao long đất Việt,
10 Tháng Hai 2014(Xem: 9921)
Đó chính là vầng trăng toả sáng cái Tết trăng tròn khỏi sự cho đêm rằm đầu tiên của năm mới: Rằm tháng Giêng!
07 Tháng Hai 2014(Xem: 10037)
Lịch sử rất sòng phẳng. Thời gian trôi qua, dân tộc sẽ có cái nhìn khách quan hơn, đánh giá công, tội một cách rõ ràng; sự kính trọng đối với từng nhân vật lịch sử không cần phải áp đặt, cưỡng chế.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 9395)
Những chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa là những anh hùng của dân tộc Việt Nam này. Tôi nghĩ là bất luận chính thể nào cũng phải trân trọng và tôn vinh những người như thế
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 10066)
Nhưng tôi thất vọng vô cùng khi về lại VN và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8840)
Đã 60 năm rồi kể từ ngày đất nước Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ thực dân Pháp, xin hỏi người dân Việt chúng ta đã được những gì và đã bị mất đi mất những gì?
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 6510)
Vì thế, bên cạnh “Great Men” - Benjamin Franklin, một “Little Women” - Jane Franklin xứng đáng được nhắc nhớ trong tiểu sử của người anh hùng dân tộc Mỹ.
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16128)
Hy vọng một ngày nào đó, dòng sông An cựu cũng sẽ được chỉnh trang đẹp hơn, đầy đủ hơn và du khách có thể du thuyền trên dòng sông An Cựu thăm những địa danh quen thuộc
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11402)
Khi lịch sử xoay vần thì tất yếu chuyện phải xảy ra sẽ xảy ra. Có điều chúng ta vẫn cần cái tia lửa khơi mào cho biến cố nó xảy ra. Và nhất quyết phải tin rằng thời cơ đã chín mùi,
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9490)
Bạn sẽ không bao giờ nuối tiếc vì chắc chắn bạn sẽ có được cái Tâm An - viên ngọc quý mà không bạc tiền nào có thể mua được...
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9636)
Xin được tạ ơn, hàng trăm ngàn đồng bào tôi xác phơi trong rừng hoang đảo vắng hay chìm sâu dưới lòng đại dương cô quạnh giữa tiếng nấc nghẹn ngào
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9158)
Không giống như quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ có đòn bẩy thực sự với Việt Nam, mà chủ yếu dựa vào một mối quan hệ song phương bền vững
15 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10681)
Cư trần lạc đạo?… mấy ai làm được. Biết tự tại là một ước mơ. Cho nên phải rèn tập, phải quán tưởng… Có phải đó là thực sự "hành thâm", từ bi hỷ xả chăng?
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10045)
Nay, tôi thà phản bội lời thề trung thành với Đảng còn hơn phải theo Đảng mà phản bội lại quyền lợi dân tộc, dân sinh, dân chủ, dân quyền mà lẽ ra dân tộc tôi phải được hưởng từ 38 năm về trước
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10696)
Do bưng bít, dư luận ít biết đến các cuộc thanh trừng nội bộ, nhưng việc này như một quy luật phổ biến trong chế độ CS để bảo vệ quyền lợi cá nhân và phe nhóm.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 22100)
Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng”:làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10586)
Chính sách của Mỹ như dòng thác mạnh từ trên cao đổ xuống, CSVN như chú cá hồi lội ngược dòng trong mệt mỏi. Bây giờ là thời điểm chú cá hồi cộng sản mặc “áo cưới” lần cuối cùng và vĩnh viễn ra đi.
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16983)
Tại miền nam thuở bấy giờ có khoảng 20 làng Chiêu Hồi. Mỗi gia đình được cấp 3 mẫu đất canh tác, nông cụ và hạt giống, và lương ăn trong 6 tháng. Hầu hết các làng Chiêu Hồi được cấp máy phát điện.