9:54 CH
Thứ Hai
29
Tháng Tư
2024

NHỚ CÔNG TRẠNG NGƯỜI ƠN - TRẦN VĂN TRUNG

07 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 15014)

 NHỚ CÔNG TRẠNG NGƯỜI ƠN

truongvky-large-content

 Tục ngữ VN thường hay nhắc «Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng».

 Người Việt Nam, dù ở trong nước hay sống xứ ngoài, hằng ngày đều nói tiếng Việt, viết chữ quốc ngữ, dạy con cháu luân thường đạo lý, chớ nên quên ơn người đã có công giúp mình, chấn hưng nền văn hóa nước nhà, mà hiện nay vẫn còn thọ hưởng: nhà bác học Petrus Trương vĩnh Ký, người đầu tiên phát huy nền văn học, hoàn mỹ chữ quốc ngữ Việt Nam.

I. THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP

1. TIỂU SỬ : Ô. Jean Baptiste Trương vĩnh Ký, thường được gọi là Petrus Ký

tự Sĩ Tải, sanh ngày 6-12-1837, mất ngày 1-9-1898, tính đến đầu năm 2013, được gần 115 năm.

 Thân thế, công trình văn hoá, sự nghiệp xã hội chánh trị của Trương tiên sinh từ hơn một thế kỷ nay, đã được các vị giáo sư trí thức, học giả, giới báo chí trong nước và xứ ngoài đề cao, tôn vinh tài đức của nhà thông thái. (Các Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn thanh Liêm, GS Nguyễn vĩnh Thuợng, GS Vũ Ký, GS Dương ngọc Sum, Tiến sĩ Trần văn Đạt v.v...)

 Trong hơn thập niên gần đây, những đặc san của Liên Hội Ái Hữu Petrus Ký Nam Bắc Cali, các hội ái hữu cựu học sinh Liên Trường,Trung học Petrus Ký tại Pháp, và các nước khác trên thế giới đều ca ngợi biên soạn tài liệu sách vở của nhà Bác Học lưu lại.Tuyển Tập «Hiện tượng Trương vĩnh Ký» là quyển sách rất phong phú, súc tích, giá trị, được thực hiện bởi Tiến sĩ Trần văn Đạt và các Ông Lê thành Lân và Phạm hồng Đảnh tại Cali năm 2005, tập trung những bài viết của các vị văn hữu.

 Bài lược khảo này chỉ nhằm thuât lại các sự kiện liên hệ với Trương tiên sinh sau 100 năm quá cố.

 2. GIA ĐÌNH : Gia phả của Trương tiên sinh gồm có :

 Ô.Trương vĩnh Ký Jean Baptiste (6/12/1837 – 01/9/1898)

 Bà Vương thị Thơ (08/6/1841 – 17/7/1907)

 Ông bà sinh được 9 người con : 7 trai, 2 gái. Người con út thứ 9 là Ô. Trương vĩnh Tống Nicolas (11/3/1884 – 21/8/1974) kết hôn với bà Trần thị Lộ Elisa (28/3/1890 –20/4/1967).

 Bà phu nhân Trương vĩnh Tống là ái nữ cựu Đốc phủ Sứ Trần bá Thọ, cháu Tổng Đốc Trần bá Lộc. Khi xưa là Hội Trưởng «Hội Bạn Trẻ Con » Nam VN và hội viên hội Tương Trợ Cựu Chiến binh Pháp-Việt, được cựu Toàn quyền Nam kỳ Decoux ân thưởng bà huy chương «Kim Bôi ».

 Hai ông bà Trương vĩnh Tống Nicolas sanh được 14 người con chánh (11 trai, 3 gái)

Hiện nay, chỉ còn 3 người sanh tiền : bà Suzanne DAVANT (con thứ 13), bà Yvonne VINCENT (con thứ 14) và ông Charles Trương vĩnh Tống (con thứ 15).

 Ngoài 3 người trên, Ô.TVT Nicolas còn có 2 người con khác còn sống là bà Marguerite TVT và Vincent TVT.

 Một đặc điểm đáng lưu ý là trước khi lìa đời, cụ Trương vĩnh Ký đã chọn con trai út là ông Trương vĩnh Tống Nicolas để uỷ quyền thừa kế. Đến 50 tuổi, với đức tính ông Trương vĩnh Ký được vua Đồng Khánh tri ngộ, triệu vô kinh lãnh chức Ngự Điện giảng quan và dạy tiếng Pháp. Nhưng tuổi già sức yếu, lại lâm bịnh nặng, nên mấy tháng sau, ông phải cáo từ vua trở về Nam, vua hết sức mến tiếc, ngự tứ một bài thơ bằng chữ Hán, để khen ngợi đức tính của người quân tử (niên hiệu Đồng Khánh thứ 2).

 Ông Trương vĩnh Tống dịch thành thơ vần quốc ngữ, gồm 234 câu, và được trích như sau : …….

 Đương nay vận nước nhiều nàn

 Vì ta giúp đỡ, lo toan những điều

 Việc kia mối nọ cũng nhiều

 Vừa trong sáu tháng thảy đều đặng an.

 ……

 Sau khi Trương tiên sinh từ trần (01/9/1898), vua Đồng Khánh ban cho ông biệt hiệu «Nam Trung Ẩn Sĩ ». Thương tiếc ông Trương vĩnh Ký, nhà Học giả truyền bá tư tưởng cương thường Khổng Mạnh và khoa học Tây Âu, triều đình trọng dụng, đã phong chức hàm Cơ Mật Viện Tham Tá sung Hàm lâm viện Thị Giảng học sĩ.

 Một giai thoại mà tôi có dịp may được mạn đàm với người con thứ 12 Ô.Trương vĩnh Tống Nicolas là Ô. TVT Henri (24/4/1923 -12/3/2009), Ô. được nghe cha kể lại, là khi còn sanh tiền, cụ Trương vĩnh Ký, ngoài việc sáng tác các tác phẩm dạy ngữ học văn phạm, ngôn ngữ, tự vựng…, còn có biệt tài tính toán để chọn lựa ngày sanh con trai hay gái trước khi bà vợ mang thai. Ông đã tiên đoán với các Thống Đốc, Tỉnh Trưởng Pháp là phu nhơn ông sẽ nhiều trai như ông muốn. Kết quả đúng theo lời đoán và ông luôn thắng cuộc thách đố. Việc này, khi còn trẻ, tôi đã được nghe ông nội tôi dạy là áp dụng quẻ bát quái âm dương hỏi tuổi chồng, tuổi vợ, tháng thọ thai để biết số chẵn (âm) hay lẻ (dương). Xong xếp 3 số theo «quẻ» của bát quái (8 quẻ) là biết ngay trong một phút, có thai trai hay gái, hoặc dự định sanh gái hay trai. Sác xuất cách tính cổ truyền VN này, đa số có phần đúng.

3. CÔNG TRÌNH VĂN HOÁ

 Về việc bảo tồn luân thường đạo lý đông phương, đã được nhiếu nhà văn, sách báo tường thuật.lý tưởng của Trương tiên sinh được minh chứng qua :

a) Câu đối của giáo sư Ưng Thiều viết, để khắc trên hai cột cổng trường Petrus Ký trước năm 1953:

 Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây, Âu khoa học yếu minh tâm

(Tạm dịch : Tam cương, ngũ thường của đạo Khổng Mạnh nên khắc vào xương cốt, khoa học Âu Tây cần phải ghi tạc vào lòng).

 Thầy Ưng Thiều (1893 -1975 ) là cháu đích tôn của Thi bá Tuy-Lý vương Miên Trinh, con thứ 11 vua Minh Mạng. Ông là thầy học của Vua Duy Tân và là Giáo Sư Hán văn đại học Văn khoa Sàigòn.

b) Sách «Sơ học vấn tân Quốc ngữ Diễn ca» (Répertoire pour les nouveaux étudiants), chép ra quốc ngữ dẫn giải, của cụ P.J.B.Trương vĩnh Ký viết, do ấn quán Saigòn «C. GUILLAND et MARTINON» in, xuất bản năm 1884.

 Sách được trình bày qua ba loại chữ : Hán, Nôm, Pháp, in trên 36 trang. Mỗi trang kết luận bằng bài thơ lục bát văn nôm và dẫn giải.

 Theo lời dẫn của tác giả, dụng ý được tóm tắt như sau : sách «Sơ học vấn tân» nghĩa là « kẻ mới học hỏi bến», là sách An nam làm cho con nít học cũng như bên Tàu Tam-tự-kinh vậy. Sách này tóm cả truyện bên Trung quốc, cả truyện bên nước Nam ta nữa, lại có kể ra phép học, bài thi, khuyên gắng công học cho chuyên.

 «….Học thì chẳng phải là học cho biết viết chữ cho thuộc tiếng nói mà thôi,mà lại phải học nghĩa-lý phép tắc, lễ nghi cang-thường luân lý, là giềng mối mà xử trí trong việc ăn ở trong đời với thiên hạ. Ấy là lịch, ấy là thanh. Nên phải do cựu tùng tân mới là phải : chẳng nên mới chuộng cũ vong mà mang lấy tiếng «yểm cựu nghinh tân». Vì vật hữu bốn mặt, sự hữu thỉ chung, tri sử liên hậu, tắc cận đạo hỉ ». P.J.B. TRƯƠNG VĨNH KÝ

 Theo các tài liệu lược khảo của nhà văn Nguiễn-ngu-Í (di cư vào Bến Gỗ Biên Hoà Nam VN trước 1945) của GS Nguyễn vĩnh Thượng (2002) thì từ tháng 7 năm 1958, Ô.Trương vĩnh Tống Nicolas đã đem tặng viện Khảo Cổ Sàìgòn tất cả những tài liệu và sách vở trong thư viện gia đình của thân phụ ông mà ông còn giữ lại. Rất nhiều bản thảo do chính ông Trương vĩnh Ký chưa in, hiện còn tàng trử tại các thư viện khoa học xã hội Trung ương ở Hà Nội và thư viện KHXH tại Sàigòn (1958), và tại nhà thờ Chợ quán ở Sàìgòn.

 Sau biến cố 1975, theo báo chí Sàigòn kể lại, một số giấy tờ tài liệu của nhà bác học được tìm thấy nơi chợ trời, do nhà buôn bán lẻ, dùng gói hàng cho người mua lặt vặt. Một phần tài liệu khác may mắn được hậu duệ của nhà bác học, là Ô.Trương vĩnh Tống Charles, cháu thứ 15, mang theo sang Pháp và hiện còn lưu giữ riêng.

 Điều may mắn khác là tại thư viện «Maison de l‘Asie» 22 Av Pdt Wilson Paris 16, và Học Viện Cổ Viễn Đông rue de la Pérouse Paris 16, còn lưu giữ sách báo xưa liên hệ đến nhà bác học TVK mà các nhà biên khảo có thể đến tra cứu tại chổ. Tóm lại các sách di cảo đã hoàn thành hay còn dang dở của Trương Tiên sinh sẽ mai một với thời gian vì thời cuộc.

 II. SỰ KIỆN HIỆN TÌNH

 Gần 114 năm sau ngày vị bác học TVK tạ thế (1898 – 2012), mà mộ phần ông được xây lập tại chợ Quán Sàigòn, nóc nhà mồ bị hư hỏng, và cần được tu sửa. Từ 2008, ngôi mộ này vắng lạnh, điêu tàn và lặng lẽ trên mảnh đất ở góc đường Trần hưng Đạo và Trần bình Trọng (quận 5 TPHCM), vẫn được cháu cố vị bác học, hậu duệ của Ô.Trương vĩnh Thạnh Pierre (con thứ 7 của Ô.Trương vĩnh Tống) trông nom canh giữ, sống qua ngày trong căn lều bán bia và «ốc núi luộc» trong khuôn viên phần mộ.

 Những cháu khác của nhà bác học, may mắn được xuất ngoại, hiện sống tại Pháp, và Âu châu. Nhằm mục đích bảo tồn ngôi mộ bậc tiền bối, tác phẩm, di sản của ông nội, ông cố nội và cố ngoại, đã lập tại Paris (Pháp) một hội đoàn trong phạm vi gia đình : hội « Descendants de Petrus Ký».

  1. HỘI DÒNG DÕI PETRUS KÝ.

 Từ 2008, Hội Dòng Dõi Petrus Ký ‘’ DDPK ‘’ ( Association «Descendants de Petrus Ký» là hội duy nhứt được thành lập tại Pháp ngày 20/5/2008, gồm thân quyến hậu duệ Ô. Petrus TVK, quy định bỡi đạo luật Pháp ngày 01-7-1901 và sắc lịnh 06-8-2001 ( công báo Pháp số 2105 -14-6-2008 ).

 Hội được lập nhằm mục đích:
- Tập trung những tác phẩm của nhà bác học VN đa ngữ TK XIX :
- Phổ biến văn chương giúp các giới sinh viên, nhà sưu tầm, giáo sư, sử gia, nhà

 ngữ học v. v..., có ý định khảo cứu hoàn hảo nhà bác học này.
- Bảo tồn quý kính ngôi mộ bậc tiền bối.
- Tiếp nhận các hội đoàn khác cộng tác với hội này.
Thành phần ban quản trị hội DDPK gồm có ;
- Hội trưởng : Ô. Trương vĩnh Tống Gilbert (cháu cố nội)
- Phó hội trưởng : Ô. TRẦN Vincent (cháu nội)

 Ô. DAVANT Clément (cháu cố ngoại)

 - Thủ quỹ : Bà Nguyễn văn Nguyện Agnès (cháu cố)
- Tổng thơ ký : Bà Trương vĩnh Tống Marie Christine (cháu cố nội). 

 

 2. SINH HOẠT HỘI DDPK.

 Mùa hè năm 2010, hội DDPK đã mời các hội ái hữu khác tại Paris và cựu học sinh P.KÝ để hội ngộ lần đầu tiên, trình bày các ngôi mộ vị Bác học tại Chợ Quán và nơi sinh quán tại Cái Mơn. Đầu năm 2012, tình trạng nóc nhà mồ bị hư dột, khuôn viên mộ phần thiếu trùng tu chăm sóc, vì thiếu tài trợ của gia đình, lẫn chánh quyền. Vị trí cuộc đất ngôi mộ nhà bác học duy nhứt từ xưa nay, lại nằm nơi trung tâm khu chỉnh trang đô thành, chung quanh toàn dãy lầu cao, nhà sang trọng. Để tránh dự định cuộc truất hữu mảnh đất, sau sự cảnh cáo, nếu tình trạng hoang tàn mãi mãi duy trì, và bảo tồn ngôi mộ bậc tiền bối một thiểu số hậu duệ ông Petrus Ký thuộc DDPK đã nhờ một công ty Mỹ A-Moc tại Sàigòn, và một kiến trúc sư VN, cựu học sinh Petrus Ký, vẽ họa đồ, thực hiện dự án với phí khoản gần 3.000 euros.

 Ngày 25/2/2012, trong dịp tiệc tân niên Nhâm Thìn do hội ái hữu P.Ký Paris tổ chức, một cựu học sinh P.Ký quen với gia đình nhà bác học, đã giới thiệu hội DDPK với LS Nguyễn văn Hoàng, hội trưởng hội trên, ngỏ ý quyên tiền cứu trợ tu sửa nóc ngôi mộ. Hai mươi chín thực khách, nguyên cựu học sinh P.Ký hay không tại Paris, đã góp tại chỗ ngân khoản 726 euros và giao lại tại chỗ cho hội DDPK. Với sự đóng góp của gia đình hội này, và tồn quỹ của hội, chỉ còn thiếu lối 800 euros để hoàn tất công tác tu sửa trước mùa mưa đầu tháng 3 dương lịch 2012.

 Một chiến dịch khác đã được phát động từ Paris qua liên lạc viên của hội DDPK từ đầu tháng 7/2012, đến 2 hội ái hữu P.Ký Nam, Bắc Cali và quý vị cựu học sinh LPK, để kêu gọi lòng hảo tâm quyên góp khoản 800 euros còn thiếu hụt.

 Nhận được tin cứu trợ qua «mạng», ban chấp hành hội AHBH Cali, hai hội AHPK Nam, Bắc Cali vội phổ biến rộng đến hội viên và các cựu học sinh LPK.

 Kết quả sau một tháng vận động (đầu tháng 8/ 2012) qua các vị đại diện các hội trên, các nhà mạnh thường quân đã quyên góp được 1.100 US (lối 800 Euros) vừa đúng số tiền còn thiếu, để đủ 3.000 Euros. Danh sách các ân nhân được kể như sau, do đại diện báo : hội AHPK/ BC= 200$, hội AHPK/NC = 250$.

Các ông : Paul Van, Bs Trần văn Thuần, Nguyễn qui Định, Tôn Trường Vũ, GS Nguyễn thanh Liêm, GS Nguyễn văn Sâm, GS Đào kim Phụng, TS Mai thanh Truyết, Vechai van Nguyen.

 Đại diện quyên góp cứu trợ tại Mỹ là Ô. Lâm Mỹ Hoàng Anh, hội trưởng hội AHPK /NC đã chuyển số tiền trên cho thủ quỹ hội DDPK Paris, ngày 25-7-12. Hội này đã nhận tiền, và chuyển về Sàigòn (VN), cùng với sự ủng hộ cựu học sinh PK tại Pháp, Ô. Trương thế Hảo. Việc tu sửa mộ phần đã hoàn tất.

 

 Sau khi cảm tạ các ân nhơn tại Pháp (25/2/12) trên mạng, hội DDPK đã tỏ lời cám ơn quý hội ái hữu PK tại Mỹ, các vị mạnh thường quân với sự vận động nhiệt tình của quý ông : Lâm Mỹ Hoàng Anh (Nam Cali), Trần văn Nam (Bắc Cali) TS Nguyễn thanh Liêm, Trần việt Hải và tất cả quý vị khác, để nhờ các đại diện chuyển lại lời cảm tạ.

 Kết luận, nhờ tinh thần nhớ cội nguồn, và người ơn bác học Trương vĩnh Ký đã quá cố gần 114 năm, quý vị cựu học sinh Petrus Ký và thân hữu đã bảo tồn quý kính ngôi mộ bậc tiền bối, Trương tiên sinh, để tránh truất hữu, cải táng.

 Xưa, Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều văn nôm, đã tỏ bày cảm tưởng :
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố-Như

 Tạm dịch : Ba trăm năm nữa trong thiên hạ
Chẳng biết còn ai khóc Tố-Như

 Nay đối với Trương vĩnh Ký Tiên sinh, xin thay hai câu thơ khác :
Hơn trăm năm cũ, sau tạ thế
Vẫn còn người tưởng nhớ ngài Trương

 Cảm tưởng về lòng hảo tâm và sự kiện hiếm có này, được gói ghém qua các vần thơ mộc mạc sau : 
TRƯƠNG TIÊN SINH
Văn hóa cương thường, trọng suốt đời
Văn hào thế giới, danh rạng ngời
Trăm năm tạ thế, người còn nhớ
Tài đức vẹn toàn, bậc tuyệt vời,
Hồn người chín suối được thảnh thơi,
Bình sanh lo lắng đã trút vơi,
Mặc lời phê phán công với tội
Đừng quên ơn nghĩa hỡi ai ơi !

 PARIS 20 -12- 2012
TRẦN VĂN TRUNG
Cựu học sinh Petrus Ký

 

 






 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2014(Xem: 10254)
Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh.
08 Tháng Tư 2014(Xem: 11331)
Người đẹp quay đầu lại nhoẽn miệng cười. Nhìn em đi ngang qua làn bụi mỏng tui thấy phận đời mình cũng chưa đến nỗi nào. Nó đang nở hậu trước mắt
03 Tháng Tư 2014(Xem: 10538)
Canh hến sao bây giờ ăn thấy rất đậm đà. Và cũng hình như có những giọt nước mắt của tôi đang rơi vào chén cơm canh hến của mình.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 11048)
Tôi đã thấy lại quê hương qua bóng dáng Mẹ tôi, Chị tôi, Bạn tôi và rất nhiều sắc màu thân thương của hình ảnh những nơi mà tôi đã xa cách từ lâu
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13854)
anh chị vẫn mĩm cười, tiếp tục dìu nhau trên hành trình của cuộc đời còn lại, dù ngay cả trong tận cùng cơn đau kinh hoàng của thể xác…
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13654)
Nếu mùa Xuân bên này còn tuyết sẽ nhắc tôi nhớ bên kia là mùa hoa bưởi. Phải chi có ai gửi cho tôi cành hoa bưởi trắng từ quê nhà
29 Tháng Ba 2014(Xem: 10618)
Anh nói rằng: Nếu nàng làm được các công việc khó khăn này thì mới chứng tỏ là nàng thực sự yêu anh
28 Tháng Ba 2014(Xem: 9490)
Cảm thương con ta cho con toại nguyện. Ta cho nó bên con không rời xa nửa bước.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10814)
Nhưng sự xót xa, nuối tiếc nào đối với cha mẹ mình giờ cũng đều muộn màng, vì các Người đã ra đi, đi mãi không bao giờ về nữa.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10606)
Ông cảm thấy cổ họng mình nghẹn lại. Ngực ông phản ứng bằng một cái nấc khô khốc và hầu như chung quanh ông không có một chút dưỡng khí nào!
21 Tháng Ba 2014(Xem: 9957)
Trẻ già hai tuổi lòng như một. Tết đến, trao nhau lời chúc mừng Tổ ấm yên vui, gia thế thanh Cây vườn tươi tốt hoa viên hứng
21 Tháng Ba 2014(Xem: 49953)
sinh ngữ, văn chương và triết học. Hai lãnh vực sau đấy là phạm trù chuyên môn của thầy Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Ba 2014(Xem: 10570)
Cửa kia năm trước ngày này Người vay hoa thắm hoa lây má hồng Người hoa giờ biết đâu trông Hoa không người, vẫn gió đông cợt đùa
14 Tháng Ba 2014(Xem: 9507)
Tôi đang bắt đầu từ những âm số của nợ nần, của những lời thị phi, của nụ cười đã tắt, niềm vui đã chết, hi vọng đã tan hoang.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 10048)
Thật sự tôi không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 9925)
Tôi tự nhiên chảy nước mắt hồi nào không hay. Thương Mẹ nhiều mà thương ảnh không ít. Đàn ông đàng ang mà khóc Mẹ như mưa
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10393)
Để ta đọc lại thơ chàng, con tim cũng trở lại bồi hồi. Cám ơn thi ca. Cám ơn người thơ Võ Đình Tuyết.
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11321)
Tự dưng em ghét cơn mưa sáng nay đã chở mùa về, làm em nhớ sóng sánh đáy mắt ngày xưa làm em thẹn thùng ngó hoài xuống đất,
28 Tháng Hai 2014(Xem: 11426)
Buổi học hôm nay là buổi học hoàn hảo nhất trong năm của tôi nếu không nói là buổi học mà tôi bằng lòng nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 9824)
Thêm vào rồi lại bớt ra, Món nào ấp ủ tình xa đậm đà. Gởi Anh đôi bốt Bốt Bata , Ấm chân vững bước đạp chà gốc gai
26 Tháng Hai 2014(Xem: 10552)
Một tội ác toàn hảo không có nghĩa là không có kẽ hở nhỏ. Một kịch sĩ đại tài không có nghĩa là đánh lừa được tất cả mọi người bằng vai trò của mình
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11048)
Cảm giác đau lòng khi nhìn thấy những tên bộ đội ngơ ngác đi giữa lòng thành phố như những thằng cả đẫn, vậy mà 1 quân lực hùng mạnh phải thất bại, những tên bộ đội quân phục nhàu nát
25 Tháng Hai 2014(Xem: 10534)
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11269)
Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10267)
Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 12047)
một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là "con chim ẩn mình chờ chết"...
14 Tháng Hai 2014(Xem: 9635)
anh bây giờ thật nhẹ nhàng và không bị bất cứ một trở ngại nào từ tấm thân tứ đại nặng nề nữa phải không anh?
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10622)
Bài viết nầy để tưởng nhớ nhà thơ Thái Thụy Vy, người “con cưng” của Cù Lao Phố. Chúc anh an nghỉ nơi Cõi Phúc. Vĩnh viễn chia tay!
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10684)
Được vậy, chúng ta sẽ sớm giành lại Quê Hương mến yêu, trở về làng cũ, sống lại những ngày thanh bình, ăn những cái Tết đầy hương vị như xưa.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 9540)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật
08 Tháng Hai 2014(Xem: 9276)
vì thiển nghĩ không lời nào chuyên chở tình cảm sâu đậm hơn trong lúc nầy, như một lời tiễn biệt cho tôi cho bạn bè khi có thêm hai chiếc ghế còn bỏ trống…
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 9351)
Các bạn sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc trong tầm tay, trong sự vừa đủ, trong sự cảm thông và trong những nụ cười.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 10320)
chạy dài theo dòng lịch sữ hiện lên trên tờ giấy trắng trinh nguyên, những cái tên mà tui lúc nào cũng có cái cảm giác trịnh trọng đàng hoàng
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 13584)
tôi hình dung quang cảnh Biên Hoà chuẩn bị đón xuân và Tết mà lòng cảm thấy nao nao. Những hình ảnh quen thuộc của tỉnh Biên Hòa vẫn còn đậm nét trong tôi…
18 Tháng Giêng 2014(Xem: 11175)
cùng chia sẻ tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh “ Thương Phế Binh QLVNCH của Tỉnh Biên Hòa”. Kính mong đựợc tất cả quý đồng hương và thân hữu đón nhận và nhiệt tình ủng hộ.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10177)
Lướt mắt trên những tạp chí cũ và những tựa đề sách, tôi cố ý chờ nghe Uyên nói. Nhưng vì cô cứ lặng thinh nên sau cùng tôi phải lên tiếng:
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 11495)
với những hành trình dài và gập ghềnh trong cuộc sống mà mình còn giữ được những tâm tình như vậy thật không phải là hạnh phúc và may mắn lắm sao?
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 12173)
thế nào cũng có một ngày Hoàng Sa sẽ lại là của VN để cho chúng tôi dựng lại tấm bia chủ quyền, khắc tên các anh cho đời đời tưởng nhớ.
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 10557)
Chúng tôi tự vỗ về nhau trong một thú đau thương cùng tột. Trên lưng tôi không bao giờ phai mờ dấu vết của Quỳnh và tôi cũng biết trên vùng “đồi núi” cô ít khi lặn chìm những dấu răng cuồng loạn tôi.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 10400)
người Việt hải ngoại không khỏi mang tiếng xấu lây khi họ đã quá bần cùng và chúng ta đi đâu cũng không dám ngẩng mặt nhìn đời
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10846)
hôm nay còn lại một mình đến để tiển biệt Việt Dzũng. Xin được một lời cám ơn chân thành và cầu nguyện linh hồn Việt Dzũng an nghĩ chốn vĩnh hằng.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9908)
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn..
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11466)
Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11775)
Biết đến bao giờ quê hương mình sẽ được bình an, trù phú đem ấm no, hạnh phúc đến cho mọi người, để không còn những người cùng cực dầm sương
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10039)
Nhớ về anh, lòng bùi ngùi. Tôi thầm mong nơi quê xa anh đang vui cùng gia đình và con cháu vui hưởng một mùa Xuân trọn vẹn hạnh phúc…
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10272)
Hình ảnh em, nụ cười của em như quanh quẩn đâu đây như đưa tôi đi miết về miền xa xưa ấy. Nơi đó chỉ có em và tôi với lời yêu chưa ngỏ…
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11078)
Đã hơn 35 mùa Thu đi qua nơi xứ lạ quê người. Lại thêm một năm xa xứ. Nhìn lá thu rơi, chạnh lòng nhớ đến những mùa Thu nơi quê nhà với đầy ắp kỷ niệm
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11577)
Không khí chiến tranh, chết chóc ở khắp những trang thơ của một người từ những năm còn rất trẻ đã lao vào cuộc chiến triền miên bằng ấy năm. Người thanh niên có đôi mắt bướng bỉnh
04 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11749)
Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11115)
Hóa ra, ở quê hương anh con người bị tước đoạt nhiều thứ tự do mà tôi tưởng nó phải được tôn trọng bất cứ ở đâu, nơi nào có con người là phải được hưởng đồng đều như nhau