"Farewell to our true champion of humanity: Malcolm Fraser", "Rest in peace our "Father" and "Saviour" Mr. Fraser", "You are forever in our hearts" - đó là những lời tiễn biệt Ngài Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser được viết trên 3 tấm biểu ngữ lớn của CĐNVTD Úc Châu. Từ sáng sớm, trước khi buổi lễ bắt đầu, đồng bào đã tề tựu về trước ngôi Nhà Thờ Scots (The Scots College Church, Melbourne) để tham dự buổi lễ Quốc Táng và tiễn đưa linh cữu của vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD Úc Châu về nơi an nghĩ cuối cùng. Một số vào bên trong nhà thờ để dự lễ, nhưng phần lớn đều đứng bên ngoài cùng nhau cầm 3 tấm biểu ngữ trong im lặng, tâm tư lắng đọng hướng lòng về người quá cố, trong đó có cô Phan Đình Bảo Kim (Thư Ký CĐNVTD/VIC), ông Trần Vĩnh Triều (PT Phó Chủ Tịch Nội Vụ CĐNVTD/VIC), Quách Nam (Thị Trưởng thành phố Maribyrnong), TS Hà Cao Thắng (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW). Phải nói rằng trong suốt buổi lễ, bên ngoài ngôi Nhà Thờ Scots, nổi bật nhất là CĐNVTD với 3 tấm biểu ngữ nói lên lòng tri ân đối với người vừa mới ra đi. Giữa các tấm biểu ngữ ấy, thu hút nhất là tấm di ảnh của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser nằm giữa 2 lá cờ Úc-Việt được ông Nguyễn Thế Phong (Tổng Thư Ký CĐNVTD/VIC) kính cẩn cầm trên hai tay như là tấm ảnh của một người thân trong gia đình - "Người Cha" của Cộng Đồng Việt Nam tại Úc. Những lời tiển biệt đầy cảm xúc ấy đã làm động lòng khách bộ hành và khách tham dự buổi lễ. Đã có rất nhiều người dừng lại chụp hình, quay phim, ngõ lời cám ơn, bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Cộng Đồng Việt Nam. Riêng ông Nguyễn Thế Phong, với bức ảnh của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser trong tay, đã được giới truyền thông Úc Châu - các đài truyền hình, tuyền thanh, các tờ báo lớn, nhỏ - thay nhau phỏng vấn. Đó là một vinh dự thật lớn lao cho CĐNVTD Úc Châu - đã có dịp chính thức bày tỏ lòng tri ân và sự thương tiếc đến Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Vinh dự hơn nữa là CĐNVTD Úc Châu được chính thức mời tham dự buổi lễ quốc táng của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser. Bước vào bên trong Nhà Thờ Scots có LS Võ Trí Dũng (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu), ông Nguyễn Văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC), cô Nguyễn Phượng Vỹ (Phó CT Nội Vụ CĐNVTD/VIC), ông Trần Đại Quốc (Phó CT Kế Hoạch và Tài Chánh CĐNVTD/VIC), cô Nguyễn Đan Thanh, anh Nguyễn Thomas (Khóa sinh của Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc - Dual Identity Leadership Program) cùng với đông đảo các quan khách Úc, nổi bật nhất là gương mặt của các chính trị gia tên tuổi thuộc lưỡng đảng như Thủ Tướng Tony Abbott, cựu Thủ Tướng John Howard, Julia Gillard, Paul Keating, Bộ Trưởng Ngân Khố Joe Hockey, Bộ trưởng Truyền Thông Malcolm Turnbull, Bộ Trưởng Ngoại Giao Julie Bishop, Thủ Hiến Victoria Daniel Andrews,... Cựu Thủ Tướng Fraser, vị Đại Ân Nhân của CĐNVTD Úc Châu, là người đã thay đổi chính sách di trú của Úc và đã đón nhận gần 56000 Người Việt tỵ nạn trong thời gian ông làm Thủ Tướng. "Uống nước nhớ nguồn", CĐNVTD Úc Châu không chỉ biết tri ân ông bằng lời nói mà rõ ràng nhất là bằng sự hội nhập thành công và bằng những đóng góp đáng kể vào xã hội Úc. Chắc hẳn CĐNVTD Úc Châu đã không phụ lòng vị Đại Ân Nhân của mình. Có lẽ một trong những điều mà Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser vui mừng và hãnh diện nhất về những quyết định và chính sách đón nhận Người Việt tỵ nạn của ông là hình ảnh của một Người Việt tỵ nạn (đi tàu đến thẳng Darwin, miền bắc Úc) nay đã trở thành một vị Toàn Quyền ở Nam Úc - ông Lê Văn Hiếu. Ông Hiếu và phu nhân đã có mặt trong tang lễ của vị Đại Ân Nhân đã đón nhận ông, gia đình và hàng chục ngàn đồng bào ruột thịt của ông vào vùng đất lành. Sau buổi lễ ông Hiếu và phu nhân đã ra bên ngoài, tìm đến chào hỏi và chụp hình lưu niệm cùng với đồng bào. Buổi lễ Quốc Táng của Cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser đã diễn ra thật giản dị nhưng rất trang trọng. Trời không nắng cũng không mưa, chỉ có mây mù với lá vàng bay vẻ nên một bức tranh buồn cùng với nổi lòng tiễn người ra đi trong cái vẩy tay chào của người vợ ở lại. Đi theo sau xe tang là xe chở các tràng hoa phúng điếu, trên đó tràng hoa có màu sắc 2 lá cờ Úc Việt với hàng chữ đơn sơ "FAREWELL - THANK YOU" đã nói lên lòng thương tiếc và tri ân sâu xa của CĐNVTD Úc Châu. Melbourne 27/03/2015 Một số hình ảnh của buổi lễ Quốc Táng
“Tây Du Ký” là truyện xuất thế gian, do đó không có dấu ấn cũa Nho giáo. Vì Nho giáo là căn bản cũa đạo nhập thế, thuộc phạm vi hình nhi hạ học mà ngày nay thường gọi là :”Ngoại giáo công truyền” .
Khi nào trí thức, nhân sĩ, lão thành kách mạng thôi lý luận quanh co, tránh né bổn phận phải làm là: Chấm dứt chế độ toàn trị cọng sản phản nước hại dân mà quí vị góp phần xây dựng lên
Khách quan và chủ quan, vận nước Việt còn dài, Việt chưa thể mất nước, và rất có thể Trung Hoa sẽ vỡ đổ phân hóa trước khi thực hiện được âm mưu quỷ kế xâm lấn Việt.
Hai nhà văn có công đầu xây dựng nền văn học quốc ngữ, đặc biệt là báo chí, và có nhiệt tâm cải thiện văn hóa, xã hội của chúng ta trong giai đoạn giao thời giữa Đông và Tây hồi đầu thế kỷ XX
chúng tôi yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam, Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam và nhà nước Việt Nam chấm dứt ngay việc làm ngu xuẩn là đề nghị UNESCO vinh danh tướng Giáp
Chúng ta biết rằng, ngoài danh và lợi, trên thế gian này, con người thường hay, tranh chấp với nhau, chỉ vì lời nói. Hai người nói chuyện, với nhau một lúc, không nhường nhịn nhau
Ai cũng hiểu rằng vạn vật luôn biến chuyển. Trên đời này, không có gì có thể gọi là vĩnh viễn. Một cách rõ nét hơn thì cơ chế hiện hành cũng phải bắt buộc rơi vào qui luật lô-gic ấy.
Một số sách xuất bản ở miền Nam trước 1975 nay đã được in lại, và càng ngày càng có một nhu cầu muốn tìm hiểu và phục hồi lại nền văn học đã mai một này
Từ ngày được thành lập cho đến khi bị đổi tên, trong suốt gần năm mươi năm hoạt động, trường Petrus Ký đã làm tròn sứ mạng giáo dục được giao phó, đã đóng tròn vai trò một định chế xã hội đối với quốc gia
Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!
Chữ “giàu” hay “nghèo” chỉ diễn tả tình trạng định tính chung chung, ta không biết được giàu hay nghèo ở mức độ nào, vì vậy cần phải định lượng bằng con số để có thể so sánh dễ dàng.
“Trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” đó là lý do mà người viết không hề có tham vọng hạch tội ác của cộng sản chỉ trong một bài viết như thế này
Một điều khác làm nên tầm vóc của thành quốc này đó là các công trình kiến trúc tuyệt đẹp thời k ỳ Phục hưng. Đây là nơi hội tụ các bậc thầy về hội họa kiến trúc
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear tái khẳng định tình hình nhân quyền Việt Nam vẫn không có sự cải thiện nào đáng kể như sự mong đợi của Hoa Kỳ.
Liên bang đã mở đường dây điện thoại trợ giúp ( helpline) và đã cải biến trang mạng HealthCare.gov đễ giải đáp các câu hỏi cơ bản về các trung tâm giao dịch bảo hiểm sức khỏe
Cầu chúc cho chúng ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào.
Như thế không phải là chống đối nhà cầm quyền, mà là thức tỉnh họ phải trở lại con đường đồng hành cùng nhân dân xây dựng một nền dân chủ, tự do, đất nước toàn vẹn lãnh thổ và giàu mạnh.
Phải đợi đến khi tự thân sống trong cảnh áp bức, bất công, nghèo đói mới biết thương nhau. Cho nên nhân sĩ mà thiếu lòng nhân hậu thì chỉ có địa vị xã hội mà thiếu tình người.
Đây là một bài báo cũ trích từ tuần báo Le Monde Illustré [số 1665 ra ngày 23 tháng 2 năm 1889 tại Paris] nhan đề “Le Roi d’Annam” từ trang 118-120 do ký giả Jean Locquart tường thuật
Trong khi người nước ngoài có chí cao dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đầy.
Dẫu sao nó cũng là một kinh nghiệm đáng ghi, đáng nhớ trong lịch sử, một bài học tốt cho tương lại tại một nơi nào đó trên mặt địa cầu nếu như lịch sử tái diễn.
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác.
mọi nỗ lực trong cơn khủng hoảng lại do những bộ mặt diễn xuất cũ xì, không còn gạt gẩm ai được nữa. Nước lũ dơ dáy nầy rồi sẽ trôi tuột vào ống cống mất tăm mất tích chẳng vấy bẩn được ai.
Chúng tôi cương quyết thực thi điều 4 Hiến Pháp ở hải ngoại cho tới khi giới trẻ và đồng bào trong nước vùng lên đánh đổ xong ách nạn toàn trị cộng sản.
khi không còn nhìn thấy nhà nguyện Đức Mẹ Hiển Linh nữa thì người ta lại trở lại với cái “thật” con người, bao nhiêu nụ cười mất đi cả, bao nhiêu nhân nhượng thân thiện yêu thương trả lại cõi trên.
viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
Như trên đã nói, nếu như tầng lớp trí thức trưởng giả, công thần cách mạng, vì ươn hèn bạc nhược chỉ dám kiến nghị cải lương thì giới trẻ hãy tự mình đứng lên hành động, đừng trông chờ nơi họ nữa.
Do sự phổ biến của YouTube ngày càng tăng cao, NBC bắt đầu nhận ra khả năng của trang web, và tuyên bố, vào tháng 6 năm 2006, một sự hợp tác chiến lược với YouTube.